Tuesday, August 9, 2011

kế hoạch kinh doanh cá nhân


Kế hoạch kinh doanh cá nhân
“Phẩm chất mà mọi người cần có để chiến thắng, đó là mục đích rõ ràng, kiến thức và hiểu biết về điều họ muốn và một khát khao cháy bỏng để sở hữu nó” (Napoleon Hill)
Mọi thành công vĩ đại đi trước bởi suy nghĩ và lập kế hoạch. Khả năng để phát triển một lộ trình chi tiết đi đến đạt được bất cứ mục tiêu nào sẽ giúp cho bạn tiến đến thành công.
Hướng đến hành động, dựa trên nền tảng suy nghĩ và lập kế hoạch là dấu diệu của người thành công. Dựa trên nguyên tắc Sắc Xuất, bạn càng hành động nhiều thì bạn sẽ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và năng suất hơn và tiền sẽ kiếm được nhiều hơn
Trong bài này bạn sẽ học
  • Chìa khóa để triển khai toàn bộ quy trình lập kế hoạch chiến lược
  • Những thành phần quan trọng bạn cần phải tích hợp với công việc bán hàng
  • Những thực tập quan trọng sẽ dẫn bạn đến hành động hiệu quả
  • Làm thế nào để bán nhiều hơn, tốt hơn và nhanh hơn trong mọi thị trường
Kế hoạch kinh doanh cá nhân
Bằng việc phát triển từng bước lộ trình cho công việc bán hàng, bạn tăng nhanh chóng khả năng đạt được và vượt qua chỉ tiêu doanh số. Khi bạn lập kế hoạch công việc và làm việc theo kế hoạch, bạn sẽ nhân đôi và nhân ba năng suất và kết quả lao động.
  1. Lập kế hoạch chiến lược cá nhân là chìa khóa để đến thành công vĩ đại trong mọi lĩnh vực cuộc sống
    1. Bạn xác định chính xác bạn là ai và điều bạn muốn trong mọi phần cuộc sống
    2. Bạn đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, đo lường và được viết ra sau đó làm việc với mục tiêu đó mỗi ngày
    3. Bạn quay trở lại kế hoạch với sự kiên định và quyết tâm và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi bạn thành công
  2. Điểm khởi đầu cho thành quả cá nhân đỉnh cao là phát triển tuyệt đối rõ ràng về giá trị và tầm nhìn của bạn
    1. Giá trị cá nhân và giá trị doanh nghiệp là những nguyên tắc cốt yếu mà bạn tin tưởng, đại diện cho và không bao giờ thỏa hiệp cho dù dưới sức ép nào
    2. Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng, và kích thích về cuộc sống tuyệt vời mà bạn muốn và tạo ra cho tương lai.
  3. Tuyên bố sứ mệnh cá nhân là một lời giải thích lý tưởng về điều bạn muốn đạt đến và cách thức bạn đo lường thành công
    1. Một tuyên bố sứ mệnh trong kinh doanh luôn luôn xác định cái bạn muốn làm để giúp đỡ và cải thiện cuộc sống của người khác và khách hàng
    2. Cốt lõi của tuyên bố sứ mệnh là “trở thành người giỏi nhất” trong một lĩnh vực cụ thể  mà bạn thích
    3. Một tuyên bố sứ mệnh bao gồm mốt cách thức đo lường hoặc con số mà bạn sử dụng để xác định mức độ thành công khi bạn đạt đến sứ mệnh
  4. Kế hoạch chiến lược bắt đầu với việc bạn phân tích tình hình thực tế chính xác như nó hiện nay
    1. Bắt đầu với bản thân bạn, và xác định bạn là ai và bạn sẽ làm như thế nào
    2. Nhìn vào thế giới kinh doanh và phát triển rõ ràng về tình hình thực tế của bạn
    3. Hãy hoàn toàn thật thà với bản thân trong mọi lĩnh vực
  5. Phân tích công ty để chắc chắn rằng bạn biết những chi tiết quan trọng sẽ rất cần thiết cho việc đạt đến thành công bán hàng
    1. Bạn cần biết lịch sử và nền tảng của con người, sản phẩm và dịch vụ của công ty
    2. Bạn cần hiểu về thị trường hiện nay, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm và dịch vụ bạn đang bán
    3. Bạn cần hiểu tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh, mục đích và mục tiêu của công ty mà bạn đang làm việc cho
  6. Bạn phải thực hiện việc phân tích thị trường đầy đủ về “trận địa” nơi bạn sẽ phải cạnh tranh
    1. Xác định những lợi thế cạnh tranh và những ưu điểm bán hàng vượt trội của sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp
    2. Xác định những đối thủ chính trong thị trường những đối thủ mà đang theo đuổi cùng loại khách hàng với bạn
    3. Xác định làm thế nào để định vị bản thân có lợi thế chống lại đối thủ để chiến thắng trong bán hàng
  7. Lập kế hoạch chiến lược cá nhân đòi hỏi bạn thực hiện một phân tích tự thân một cách toàn bộ, giúp bạn biết chính xác bạn là ai và điều bạn muốn
    1. Xác định tài năng đặc biệt và năng lực đặc biệt điều mà bạn làm tốt nhất
    2. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong quan hệ với đối thủ, và với hình mẫu mà bạn muốn trở thành vào một thời điểm nào đó trong tương lai
    3. Xác định những bước cụ thể mà bạn sẽ làm để trở thành giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn
  8. Bạn cần đưa ra mục tiêu rõ ràng, được viết ra và những chỉ tiêu cho mọi lĩnh vực kinh doanh và đời sống tài chính
    1. Xác định chính xác bạn muốn kiếm được bao nhiêu trong mỗi năm, và các năm tiếp theo
    2. Xác định bạn muốn tiết kiệm và tích lũy được bao nhiêu trong các năm tiếp theo và bạn muốn có được bao nhiêu khi bạn nghỉ hưu
    3. Xác định chính xác bạn sẽ phải bán được bao nhiêu mỗi năm để đạt được mục tiêu thu nhập
  9. Một khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn phải chia nhỏ chúng thành những hành động cụ thể mà bạn phải thực hiện được
    1. Xác định bạn muốn kiếm được bao nhiêu mỗi năm, mỗi tháng, mỗi tuần và mỗi giờ
    2. Xác định bạn phải bán được bao nhiêu trong khoảng thời gian bao lâu để kiếm được số tiền bạn muốn
    3. Xác định bạn cần có bao nhiêu cuộc gọi, số lần thuyết trình, gửi báo giá và bán hàng để bạn có thể đạt được mục tiêu doanh số và thu nhập
  10. Trong kế hoạch kinh doanh cá nhân, bạn kết hợp tất cả các yếu tố lại và phải xác định những điều cần thiết cho thành công bán hàng, và sắp xếp chúng thành một kế hoạch mà bạn có thể theo đuổi mỗi ngày, tuần và tháng
    1. Kế hoạch kinh doanh là định lượng, nó xác định bởi những con số cụ thể mà bạn dùng để đo lường kết quả
    2. Kế hoạch kinh doanh được lên kế hoạch và có thời hạn; bạn biết chính xác bao nhiêu hành động bạn cần tham gia và trong chính xác khung thời gian nào
    3. Bằng việc viết lại kế hoạch kinh doanh cá nhân đều đặn, bạn sẽ biết chính xác mức độ làm việc của bạn trong mỗi lĩnh vực
    4. Bất cứ khi nào bạn có sự sai lệch với kế hoạch kinh doanh và mục tiêu, bạn cần xác định những bước cụ thể để chỉnh sửa những sai lệch và quay lại đúng đường.
Những gợi ý cuối cùng cho lập kế hoạch kinh doanh cá nhân
  1. Nghĩ sau đó cách viết ra, năng lực viết và viết lại bản kế hoạch và mục tiêu sẽ tăng tỷ lể thành công lên năm hoặc mười lần.
    1. Lên kế hoạch mỗi tháng và tháng tiếp theo
    2. Lên kế hoạch mỗi tuần và tuần tiếp theo, nên làm trước ngày nghỉ cuối tuần
    3. Lên kế hoạch mỗi ngày và ngày tiếp theo, là điều cuối cùng trong mỗi tối trước khi bạn dừng công việc
    4. Bắt đầu mỗi ngày với một danh sách công việc, và làm việc theo danh sách
    5. Liên tục bổ sung và chỉnh sửa công việc khi bạn có thông tin mới và kinh nghiệm mới.
  2. Tránh chủ nghĩa hoàn hảo; nhận ra là hầu hết mọi việc bạn thử sẽ không thành công lần đầu tiên, vì vậy phải bắt đầu ngay
    1. Bất cứ khi nào bạn học một kỹ năng hoặc có ý tưởng mới, hãy hành động nhanh và kiểm nghiêm trên thực tế với khách hàng
    2. Hãy chuẩn bị thử một khái niệm mới năm hoặc mười lân trước khi đưa ra đánh giá
    3. Thomas Watson Sr, người sáng lập IBM, đã từng nói “Nếu bạn muốn thành công, hãy nhân đôi thất bại của bạn”.
  3. Để khiến cho bạn được tích cực và có động lực tiếp tục tiến lên, hãy hứa với bản thân và người khác là bạn sẽ tiếp tục tiến lên để đạt được mục tiêu cụ thể
    1. Hãy hứa với vợ hoặc chồng là bạn sẽ đạt được mục tiêu tài chính cụ thể và bạn có thể làm một số thứ cho gia đình
    2. Hãy hứa với sếp của bạn là bạn sẽ đạt được mục tiêu doanh số cụ thể trong khoảng thời gian cụ thể
    3. Hãy hứa với người khác bạn sẽ làm tốt nhật, và thậm chí tốt hơn sự mong đợi của bản thân
  4. Hãy yêu cầu bất cứ khi nào bạn cần; không ai có thể thành công trong bất cứ việc gì mà chỉ có duy nhất bản thân mình tham gia
    1. Bạn có thể thiếu duy nhất một kỹ năng để nhân đôi doanh số và thu nhập
    2. Bạn nên mời cấp trên hoặc người khác trong công ty khi bạn gọi điện bán hàng và đưa cho bạn những lời góp ý cho công việc
    3. Yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn cần là dấu hiệu của dũng cảm, phẩm chất và sự tự tin
  5. Nhớ rằng hành động là tất cả! Hành động nhanh chóng khi bạn có một ý tưởng hoặc cơ hội
    1. Bạn càng di chuyển nhanh, thì càng nhiều người nhìn thấy bạn
    2. Càng nhiều người nhìn thấy bạn, thì càng nhiều doanh số bạn có
    3. Càng nhiều doanh số bạn có, thì càng có nhiều tiền hơn và càng nhiều tự tin
    4. Bạn càng tự tin hơn, bạn càng làm việc nhanh hơn, càng nhiều người sẽ nhìn bạn hơn, càng nhiều năng lượng bạn có hơn và nhiều thành công đến với bạn hơn.
  6. Có 4 chữ D cho sự thành công lâu dài mà bạn cần học thông qua thực hành và lặp đi lặp lại
    1. Khát khao (Desire) – chỉ có duy nhất một điều giới hạn khả năng của bạn là khát khao.
    2. Quyết định (Decision) – Đưa ra quyết định, ngay bây giờ, trở thành người giỏi nhất và đi đến đỉnh cao trong lĩnh vực. Không gì có thể cản trở bạn ngoài bản thân bạn
    3. Quyết tâm (Determination) – Đưa ra một quyết định trước hết, đó là điều bạn bắt đầu và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc. Bạn sẽ kiên định đối mặt với mọi nghịch cảnh và thất vọng cho đến khi bạn đạt được mục tiêu. Khi bạn đưa ra quyết định, hãy lập trình nó vào trong tiềm thức cho đến khi nó trở thành một phần của suy nghĩ.
    4. Kỷ luật (Discipline) – Có lẽ là phẩm chất quan trọng nhất của mọi phẩm chất trong việc đạt đến thành công. Như Albert Hubbard đã viết, “Tự kỷ luật là khả năng bắt bản thân làm cái cần làm, khi bạn cần làm nó, cho dù bạn thích hay không”
Lập kế hoạch kinh doanh cá nhân chỉ đơn giản là quá trình xác định chính xác điều bạn muốn, viết kế hoạch thực hiện nó và làm việc theo kế hoạch mỗi ngày cho đến khi thành công.
Khi bạn bắt đầu nghĩ và hành động chiến lược với những vấn đề liên quan đến bản thân và bán hàng, bạn sẽ có được nhiều doanh số hơn và nhiều tiền hơn, và đạt được chúng trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều người khác vật lộn trong nhiều năm
Hãy thực hiện
Nguyễn Phú Trung
Biên soạn dựa theo tài liệu Personal Business Plan của Brian tracy



Tuesday, August 2, 2011

Mục tiêu và Chỉ tiêu


Mục tiêu và chỉ tiêu
Mục tiêu không chỉ tuyệt đối cần thiết để khích lệ bản thân mà nó còn quan trọng để giữ chúng ta tỉnh táo” (Robert Schller)
Trước khi bạn làm điều gì đó, bạn phải làm điều gì khác trước. Trước khi bắt đầu đặt ra mục tiêu và các chỉ tiêu cho hoạt động bán hàng, bạn phải thực hiện phân tích sâu rộng về bản thân và công việc kinh doanh.
Khả năng viết ra mục tiêu kinh doanh và cá nhân một cách rõ ràng, đo lường được có thể mang lại tác động đến thành công hơn tất cả các kỹ năng khác.
Chỉ có 3% người trưởng thành đã viết ra mục tiêu và mọi người khác làm việc cho họ. 3% những người kiếm được nhiều nhất ở nước Mỹ kiếm được nhiều hơn tổng số của 90% còn lại. Trong tất cả các trường hợp, những người thành công nhất làm việc với các mục tiêu rõ ràng từng ngày một và bạn cũng thế.
Trong bài này bạn sẽ học
  • Làm thế nào để áp dụng mô hình GOSPA cho cuộc sống của bạn
  • Sự quan trọng của định hướng tương lai trong việc thiết lập mục tiêu
  • Sự quan trọng của mục tiêu tài chính trong tổ chức cuộc sống cá nhân
  • Làm thế nào để áp dụng Lý thuyết Wedge để đạt sự tự do tài chính
Khả năng đặt mục tiêu và tạo ra kế hoạch để thành đạt là “Kỹ năng gốc” của thành công. May mắn là, giống như các kỹ năng khác, nó có thể học được thông qua thực hành và lặp đi lặp lại
  1. Phân tích toàn bộ và chi tiết đi trước đặt mục tiêu và lập kế hoạch chiến lược cá nhân
    1. Bạn cần rõ ràng một cách tuyệt đối về tầm nhìn và giá trị của bạn để đặt ra mục tiêu đúng
    2. Bạn cần hiểu đầy đủ công ty và thế giới bạn đang làm và sống trước khi đặt ra mục tiêu
    3. Bạn cần có một ý tưởng rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm và giới hạn trước khi bạn đặt ra mục tiêu có thể đạt được
  2. Bạn có thể sử dụng mô hình GOSPA trong việc lập kế hoạch chiến lược như là một khung trong đó để tư duy cho rõ ràng và chính xác hơn
    1. Mục tiêu (Goals) – Là những kết quả cụ thể, đo lường được mà bạn muốn đạt được vào khi kết thúc quy trình. Ví dụ, một mức độ thu nhập và doanh số cụ thể là một mục tiêu
    2. Chỉ tiêu (Objectives) – Có những bước cụ thể trên nấc thang mà bạn cần phải đạt được để đi đến mục tiêu
    3. Chiến lược (Strategies) – Đó là những phương pháp tiếp cận khác nhau để giúp bạn đạt được mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể tìm khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại trực tiếp hoặc gửi thư trực tiếp. Bạn có thể bán qua điện thoại hoặc gọi điện cá nhân. Bạn có thể giao tiếp trực tiếp hoặc thông qua internet
    4. Kế hoạch (Plans) – Đó là những hành động cụ thể mà bạn muốn thực hiện chiến lược, để đạt được những chỉ tiêu đặt ra và tiến đến mục tiêu
    5. Hành động (Actions) – Đó là những hành động cụ thể mà bạn thực hiện mỗi ngày để hoàn thành kế hoạch và triển khai chiến lược.
  3. Mọi mục tiêu kinh doanh và bán hàng là mục tiêu tài chính
    1. Chúng cần phải đo lường được theo con số tài chính
    2. Chúng phải rõ ràng, cụ thể và được viết ra
    3. Chúng cần rõ ràng cho mọi người cho dù họ có đạt được hay không
  4. Bước khởi đầu của đặt mục tiêu là bạn quyết định chính xác nơi bạn muốn đến lúc nào đó trong tương lai
    1.   Bắt đầu bằng cách xác định chính xác bạn muốn kiếm được bao nhiêu trong mỗi năm trong vòng năm năm tiếp theo
    2. Xác định bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu, đầu tư hoặc tích lũy từ thu nhập trong khoảng thời gian đó.
    3. Xác định chính xác bạn muốn có tài sản là bao nhiêu vào cuối mỗi năm năm.
  5. Có lẽ phần quan trọng nhất của đạt được mục tiêu là lý do và sự thúc đẩy. Bạn phải quyết định tại sao bạn muốn mục tiêu đó tại bước đầu tiên
    1. Lý dó là động cơ cho quyết tâm thực hiện
    2. Bạn cần có những lý do nhìn thấy được, như để mua một căn nhà, một cái xe, một du thuyền hay một ngôi nhà di động
    3. Bạn cần có những lý do không nhìn thấy được, để mua những thứ cho gia đình, cải thiện phong cách sống, đi du lịch và tham gia các hoạt động khác
Nietzsche nói “Bạn có thể làm được mọi điều nếu bạn có lý do đủ lớn”
  1. Chia nhỏ mục tiêu hàng năm của bạn thành những phần nhỏ dễ làm để bạn có thể dễ dàng hơn đạt đến chúng
    1. Xác định bạn muốn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng và viết nó ra
    2. Xác định bạn muốn kiếm được bao nhiêu mỗi tuần và viết nó ra
    3. Xác định bạn muốn kiếm mỗi ngày bao nhiêu
    4. Xác định bạn muốn kiếm bao nhiêu mỗi giờ, và sử dụng “tỷ lệ theo giờ” để xác định và định hướng hoạt động bán hàng
  2. Kế hoạch trả thưởng của công ty được thiết kế để thúc đẩy nhân viên bán hàng bán được nhiều sản phẩm với lợi nhuận cao nhất
    1. Công việc đầu tiên là hiểu chế độ trả thưởng của công ty, và điều công ty bạn muốn đạt đến với sự kết hợp của lương cứng và hoa hồng
    2. Công việc cá nhân xác định bạn muốn bao nhiêu để tối đa hóa thu nhập và kiếm được nhiều nhất bằng cách sử dụng chế độ trả thưởng của công ty
    3. Đó là cách tiếp cận “Thắng – Thắng” cho cả bạn và công ty
  3. Khi bạn đã xác định được bạn muốn kiếm bao nhiêu trong một khoảng thời gian cụ thể, bạn sau đó sẽ xác định được mức độ doanh số bạn sẽ cần phải kiếm được và số tiền là bao nhiêu
    1. Dựa trên chế độ trả thưởng của công ty, bạn phải bán bao nhiêu mỗi năm để đạt được mục tiêu tài chính hàng năm của bạn?
    2. Bạn phải bán được bao nhiêu mỗi tháng, mỗi tuần và mỗi ngày?
    3. Bao nhiêu cuộc gọi mỗi ngày bạn phải thực hiện để đạt được doanh số?
    4. Mức độ doanh số trung bình  của mỗi thương vụ bạn sẽ tạo ra?
    5. Bằng cách kiểm soát số lượng danh sách liên hệ bạn có, bạn cuối cùng kiểm soát được mức độ doanh số và thu nhập hàng năm
  4. Thực hành kỹ thuật “quay trở về từ tương lai” trong mọi lĩnh vực của đặt mục tiêu
    1. Bắt đầu với kết thúc trong suy nghĩ – Phóng chiếu về thời điểm cuối năm và sau đó quay trở về hiện tại
    2. Bạn sẽ phải làm gì, bắt đầu ngày hôm nay, để đạt được mục tiêu doanh số lâu dài?
    3. Bước đầu tiên bạn cần phải thực hiện ngay bây giờ để đạt được mục tiêu lâu dài
  5. Mục tiêu tài chính cuối cùng trong công việc của bạn là đạt được sự tự do về tài chính
    1. Bạn càng sớm đặt mục tiêu tự do tài chính, thì bạn càng nhanh đạt đến nó
    2. Xác định số lượng bạn cần phải tiết kiệm và đầu tư trước khi có được sự tự do tài chính
    3. Viết ra những mục tiêu tự do tài chính trên giấy, đưa ra thời hạn, lập kế hoạch và làm việc suốt sự nghiệp của bạn
  6. Chìa khóa của tự do tài chính rất đơn giản: vi phạm nguyên tắc Parkinson trong suốt sự nghiệp của bạn
    1. Nguyên tắc Parkinson phát biểu như sau, “chi phí luôn tăng bằng thu nhập”. Điều đó có nghĩa, không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, nếu bạn không xác định là đủ, bạn sẽ tiêu hết và chỉ còn một chút nhỏ còn lại.
    2. Thực tập “Lý thuyết Wedge” của tự do tài chính. Nỗ lực để tạo khoảng cách ngày càng xa giữa thu nhập được cao lên nhưng chi phí giảm đi
    3. Kể từ ngày hôm nay, cố gắng tiết kiệm 50% phần thu nhập tăng lên của bạn. Bạn sử dụng 50% còn lại để cải thiện phong cách sống
    4. Nếu bạn kỷ luật trong việc tiết kiệm 50% thu nhập và đầu tư số tiền đó thật cẩn thận, bạn sẽ dần dần đến sự tự do tài chính
  7. Nguyên tắc đầu tiên của độc lập tài chính luôn luôn giống nhau: “Tiết kiệm cho bạn trước hết”
    1. Đặt một khoản thu nhập của bạn để tiết kiệm
    2. Tiết kiệm những phần thu nhập là việc đầu tiên, đặt nó sang một bên, và không bao giờ tiêu nó trừ khi dành cho sự phát triển và đầu tư
    3. Bằng cách tiết kiệm 10% thu nhập trong suốt cuộc sống làm việc, bạn sẽ trở nên giàu có
    4. Nếu bạn tiết kiệm mỗi tháng 100$, từ 20 đến 65 tuổi, và đầu tư với lãi suất 10%, bạn sẽ có được $,1,116,000 khi bạn nghỉ hưu
  8. Nếu bạn đang trong nợ nần hoặc không thể tiết kiệm được 10% thu nhập, đưa ra mục tiêu, thực hiện kế hoạch và bắt đầu tiết kiệm 1% thu nhập của bạn mỗi tháng
    1. Tiết kiệm 1% và sống bằng 99% thu nhập cho đến khi bạn hoàn toàn cân bằng và thoải mái với nó.
    2. Sau đó tiết kiệm 2% và sống thoải mái với 98%
    3. Trong vài năm, thu nhập của bạn tăng cao, và bạn sống thoải mái với 80% thu nhập trong khi bạn tiết kiệm 20% thu nhập còn lại
    4. Bằng cách tiết kiệm 20% thu nhập, từng năm, bạn sẽ dần dần tiến đến tự do tài chính.
  9. Rất nhiều triệu phú tay trắng làm lên, những người bắt đầu với không có gì và trở nên giàu có được nghiên cứu và phỏng vấn
    1. Những triệu phú tự thân thực tập việc tiết kiệm trong các vấn đề tài chính của họ cho đến khi họ trở thành giàu có
    2. Những triệu phú tự thân; họ không bao giờ chi tiền vào xe đắt tiền, quần áo, đồng hồ hoặc các kỳ nghỉ. Họ tiết kiệm
    3. Trọng tâm vào việc tự do tài chính là nền mòng cho mọi kế hoạch tài chính của bạn
Những người có mực tiêu đạt được gấp 10 lần so với những người không có. Khi bạn có được mục tiêu rõ ràng, được viết ra, và cụ thể với số tiền bạn muốn kiếm, số lượng tiền bạn sẽ tích lũy, và mức độ doanh số bạn cần đạt để kiếm được số tiền đó, bạn sẽ vượt trước những người không có mục tiêu được viết ra.

Nguyễn Phú Trung
Biên soạn dựa theo tài liệu Goal and Objectives của Brain Tracy
http://www.youtube.com/watch?v=aG3PyJ2gLbY&feature=related