Wednesday, April 25, 2012

Khách hàng suốt đời


Khách hàng suốt đời
“Không có thời điểm nào tại đó bạn có thể nói, “tốt rồi, tôi bây giờ thành công. Tôi có thể đi ngủ” (Carrie Fisher)
Một giao dịch trực tiếp với một khách hàng thương mại hiện nay chi phí có thể lên đến hơn 400$ bao gồm cả thời gian, đi lại, quảng cáo, tìm khách hàng và chi phí khác. Để đạt được một khách hàng với chi phí như vậy sẽ khiến công ty sẽ không tồn tại trừ khi khách hàng mua hàng nhiều lần.
Những người bán hàng xuất sắc nhất, và những công ty tốt nhất, triển khai chiến lược có được khách hàng và giữ họ trọn đời. Mục tiêu là phát triển mối quan hệ khách hàng lâu dài và sau đó giữ họ trong khi đối mặt với cạnh tranh khốc liệt ngày càng tăng.
Khi bạn thiết lập chương trình tìm kiếm và duy trì khách hàng, bạn cần làm nhiều để xây dựng và giữ gìn mối quan hệ lâu dài. Bằng cách suy nghĩ thường xuyên về khái niệm “khách hàng suốt đời”, sự thành công trong bán hàng sẽ được đảm bảo.
Trong bài này bạn sẽ học:
  • Mục đích của mọi hoạt động doanh nghiệp
  • Luật vàng của dịch vụ khách hàng
  • Làm thế nào để phát triển chiến lược quan hệ khách hàng
  • Làm thế nào để xử lý hiệu quả lời phàn nàn của khách hàng
  1. Mục tiêu là bạn phải trở thành 10% thành công nhất trong lĩnh vực
    1. Bạn muốn bán nhiều hơn sản phẩm hoặc dịch vụ cho những khách hàng tốt hơn và dễ dàng hơn;
    2. Bạn phải nghiên cứu, học và thực hành và trở thành cừ khôi trong lĩnh vực
    3. Mục tiêu là xây dựng một cơ sở khách hàng giao dịch lặp đi lặp lại
  2. Bán hàng ngày nay khó khăn hơn trước đây rất nhiều
    1. Cần phải gọi nhiều hơn để tìm ra khách hàng phù hợp
    2. Cần phải gọi lại nhiều lần để có được bán hàng cá nhân
    3. Có nhiều sự cạnh tranh trong kinh doanh hơn so với trước đây
  3. Khách hàng ngày nay khó khăn hơn để bán cho họ
    1. Họ có nhiều kiến thức về sản phẩm và dịch vụ
    2. Họ có nhu cầu ngày càng tăng bao gồm cả chất lượng, dịch vụ và giá trị
    3. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn và do đó họ ít cấp bách để ra quyết định mua
    4. Khách hàng không kiên nhẫn, họ muốn mọi thức ngay bây giờ!
  4. Mục đích của một doanh nghiệp? Để tạo ra và giữ gìn khách hàng
    1. Giao dịch đầu tiên là giao dịch khó nhất và đắt nhất
    2. Giao dịch thứ hai là quan trọng nhất. Nó chứng minh là bạn cung cấp như bạn hứa hẹn
    3. Bán hàng lại dễ dàng 5 đến 10 lần hơn so với bán hàng mới
    4. Bán hàng cho khách hàng được giới thiệu sẽ dễ  hơn 15 lần so với gọi điện thoại lạnh
  5. Chăm sóc khách hàng là chìa khóa cho bán hàng thành công
    1. Khách hàng mua lần đầu sẽ khó khăn và tốn kém để có được
    2. Bạn phải tập trung vào có được lần mua thứ hai và lần thứ ba
    3. Mục tiêu đầu tiên? Bán lại hàng cho cùng khách hàng, nhiều lần!
    4. Mục tiêu thứ hai? Giới thiệu khách hàng mới từ khách hàng đã thỏa mãn
  6. Ảnh hương để bán hàng trong thị trường ngày nay? Truyền miệng!
    1. Mục tiêu? Làm khách hàng bán hàng cho bạn!
    2. Phương pháp? Dịch vụ khách hàng siêu việt!
    3. Đáp ứng nhanh với yêu cầu là thước đo thành công
    4. Hành động nhanh với các phàn nàn là quan trọng
    5. Liên tục chăm sóc và quan tâm khách hàng là rất quan trọng
  7. Sự đo lường thành công trong dịch vụ khách hàng? Phần trăm doanh số doanh nghiệp có được từ việc mua hàng lại và giới thiệu khách hàng mới
    1. Tưởng tượng là nếu bạn không phải tìm kiếm khách hàng mới thêm nữa;
    2. Bạn cần phải làm gì để phát triển công việc kinh doanh?
    3. Chìa khóa: Đối xử với khách hàng như là bạn sẽ sắp mất họ
  8. Nguyên nhân cho việc khách hàng bỏ doanh nghiệp
    1. Thiếu tập trung và quan tâm của người bán hàng
    2. Thiếu sự đáp ứng với các yêu cầu của khách hàng
    3. Thiếu sự đáp ứng với phàn nàn của khách hàng
                                                               i.      Đáp ứng nhanh là xây dựng trung thành
                                                             ii.      Đáp ứng chậm là tạo ra sự sợ hãi và tức giận
  1. Luật vàng – phục vụ khách hàng theo cách bạn muốn nhà cung cấp phục vụ cho bạn
  2. Chuỗi vàng – phát triển chuỗi không kết thúc sự giới thiệu của khách hàng được hài lòng
  3. Chiến lược bán hàng trên mối quan hệ
    1. Xây dựng sự tin tưởng và tin cậy ngay từ đầu
    2. Xây dựng sự tín nhiệm và năng lực
    3. Xây dựng chiến lược duy trì quan hệ
  4. Phục vụ khách hàng tốt hơn bất cứ người khác
    1. Hỏi : “làm thế nào để phục vụ tốt hơn?”
    2. Hỏi: “làm thế nào để cải thiện dịch vụ trong tương lai?”
    3. Luôn nói: “chúng tôi sẽ thực hiện ngay lập tức”
Phát triển chiến lược bán hàng và chăm sóc khách hàng cho phép bạn có được và giữ được khách hàng suốt đời. Đó là nền tảng của nghề bán hàng thành công và nền tảng của mọi thành công của doanh nghiệp
Cách tiếp cận với khách hàng không phải là tình cờ. Nó đòi hỏi kế hoạch cẩn thận, thảo luận và huấn luyện mọi người cách cư xử với khách hàng. Nên có những phần thưởng cho những người đã đi thêm dặm đường trong việc phục vụ và thỏa mãn khách hàng
Mọi người bán hàng thành công và doanh nghiệp thành công đều biết cách để đối xử với khách hàng. Đó cần là mục tiêu của bạn. 
Nguyễn Phú Trung
Sống có Đức sẽ có Phúc
Biên soạn theo tài liệu Customer for Life của Brian Tracy
 

Tuesday, April 24, 2012

Phân tích doanh nghiệp


Phân tích doanh nghiệp
“Kỷ luật viết ra điều gì đó là bước đầu tiên để tiến đến việc biến nó thành hiện thực” (Lee Iacocca)
Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn đang ở công việc kinh doanh của chính bạn. Bạn được thuê bởi công ty hoặc là đại diện được hợp đồng với công ty.
Là một nhân viên hay là một người đại diện được hợp đồng, công việc của bạn là một phần của doanh nghiệp, của công ty mà bạn đang đại diện
Bạn cần phát triển hiểu biết sâu hơn về công ty để có thể sử dụng nhằm tăng doanh số và thu nhập của bạn.
Trong bài này bạn sẽ học
  • Sự quan trọng của kiến thức công ty
  • Yếu tố then chốt bạn cần hiểu để bán hàng tốt hơn
  • Làm thế nào để sử dụng đòn bẩy từ chiến lược tiếp thị của công ty
  • Làm thế nào để sử dụng đòn bẩy từ lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường
Phân tích doanh nghiệp
Bạn là chủ tịch công ty của cá nhân bạn. Công việc kinh doanh của bạn là một phần nhỏ của công ty mà bạn đang làm cho.
  1. Cách bạn nhìn nhận bản thân sẽ quyết định phần lớn thành quả. Khi bạn xem mình như người chủ sở hữu doanh nghiệp, bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu cho công ty của bạn
  2. Mọi chiến lược là chiến lược thị trường, chiến lược bán hàng và chiến lược cạnh tranh
    1. Mục đích của doanh nghiệp là để tạo ra và giữ khách hàng
    2. Mọi hoạt động tiếp thị nhắm tới thu hút khách hàng theo một cách có chi phí hiệu quả
    3. Mọi hoạt động bán hàng đều nhắm tới chuyển khách hàng quan tâm thành khách hàng mua hàng
    4. Mọi chiến lược bán hàng và thị trường được xác định và ảnh hưởng bởi hành động và không hành động của đối thủ muốn cùng loại khách hàng
  3. Những người bán hàng đỉnh cao có kiến thức nhiều nhất về công ty, sản phẩm và dịch vụ và khách hàng.
    1. Bạn phải tuyệt đối rõ ràng về công ty của bạn, những người trong đó, và bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ được phát triển
    2. Bạn cần biết về sản phẩm và dịch vụ, và những sản phẩm thay thế của chúng trên thị trường
    3. Bạn cần biết về đối thủ, và cách để bán hàng hiệu quả chống lại đối thủ
  4. Bạn cần biết ai là người quyết định trong doanh nghiệp của bạn
    1. Ai là quản lý chính, điều hành và ra quyết định trong công ty hiện nay của bạn
    2. Ai là những người hỗ trợ chính, ảnh hưởng và nhân sự trong công ty
    3. Ai là người chính ảnh hướng hoạt động của công ty

  1. Bạn cần hiểu rõ ràng về những khía cạnh khác của công ty vì chúng cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng cá nhân của bạn
    1. Xác định những sản phẩm và dịch vụ chính; 20% sản phẩm nào tạo ra 80% doanh số?
    2. Ai là những nhóm khách hàng chính, tại sao họ mua hàng?
    3. Ai là đối thủ chính, những sản phẩm thay thế cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
                                                              i.      Quá khứ - Lịch sử và nền tảng của những đối thủ cạnh tranh chính
                                                            ii.      Hiện tại – Ai là đối thủ cạnh tranh chính trong hiện tại?
                                                          iii.      Tương lai – Xác định các xu hướng, đe dọa và cơ hội thể hiện trong những hoạt động canh tranh của đối thủ trong thị trường
    1. Bạn có nhiều kiến thức về sản phẩm bạn đang bán và người bạn sẽ cạnh tranh, bạn sẽ càng hiệu quả hơn khi xác định chiến lược bán hàng
  1. Để thực hiện hiểu quả nhất, bạn cần có hiểu biết nhiều về chiến lược doanh nghiệp của công ty bạn đang làm việc
    1. Tầm nhìn – Bức tranh tương lai và tầm nhìn lý tưởng của công ty bạn trong tương lai?
    2. Giá trị - Đâu là giá trị mà công ty bạn tin tưởng vào, đại diện cho và được biết đến trên thị trường?
    3. Sứ mệnh – Sứ mệnh của công ty bạn liên quan đến việc phục vụ khách hàng theo một cách nào đó tốt hơn so với các công ty khác?
    4. Mục tiêu – Mục tiêu doanh số, tăng trưởng, thị phần và lợi nhuận của công ty, làm thế nào để bạn đóng góp vào điều đó?
  2. Một trong những yếu tố quan trọng của thành công doanh nghiệp là chiến lược tiếp thị của công ty, có rõ ràng hay không rõ ràng
    1. Chuyên môn – Mỗi công ty, và sản phẩm hoặc dịch vụ, phải chuyên môn vào thỏa mãn một nhu cầu, phục vụ một loại khách hàng cụ thể, hoặc bán trong một khu vực địa lý nhất định. Trong lĩnh vực nào mà công ty, sản phẩm và dịch vụ của bạn chuyên nghiệp?
    2. Sự khác biệt – Cách nào mà sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn ưu việt hơn đối thủ? Đặc điểm khác biệt ưu việt USP (Unique Selling Point) của nó là gì? Một trong những lợi ích và giá trị đặc biệt mà bạn đem lại cho khách hàng
    3. Phân khúc – Ai là khách hàng cụ thể có lợi ích nhiều nhất và sẵn sàng chi trả, trong những lĩnh vực chuyên môn và bạn có ưu việt vượt trội đặc biệt? khả năng xác định được “thị trường mục tiêu” và tập trung toàn bộ tư duy vào đó là chìa khóa để bán hàng thành công
    4. Tập trung – Với khách hàng nào, và trong thị trường nào, bạn nên tập trung mọi nỗ lực bán hàng vào để tối đa hóa kết quả? Năng lực tập trung vào những khách hàng tốt nhất sẽ là chìa khóa cho bán hàng thành công
  3. Mỗi công ty phải quyết định hoặc phát triển một hoặc nhiều lợi thế cạnh tranh nếu nó muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt
    1. Những lĩnh vực xuất sắc – Có những yếu tố của sản phẩm và dịch vụ nào bạn ưu việt hơn 90% đối thủ của bạn. Đó là gì?
    2. Sự độc đáo – Có những giá trị và lợi ích mà chỉ có sản phẩm và dịch vụ bạn có thể cung cấp cho khách hàng. Đó là gì?
    3. Sự vượt trội – Trong lĩnh vực nào khách hàng và đối thủ của bạn nói rằng sản phẩm bạn cung cấp ưu việt hơn của đối thủ?
  4. Cách công ty của bạn định vị trong thị trường xác định khả năng thành công nhiều hơn các yếu tố khác
    1. Khách hàng biết đến công ty của bạn như thế nào? Khách hàng nói gì về công ty của bạn và những sản phẩm và dịch vụ của nó, khi nào họ nói chuyện với người khác?
    2. Danh tiếng – Tài sản giá trị nhất của công ty; danh tiếng của công ty về diều gì, sản phẩm và dịch vụ trong nghĩa chất lượng, tuổi thọ, giá trị, dịch vụ khách hàng?
    3. Nhận thức – Khi mà công ty của bạn được nói đến, hoặc sản phẩm và dịch vụ được nói đến, từ nào, suy nghĩ và cảm xúc gì ngay lập tức xuất hiện từ người nghe? Công ty của bạn được nhận thức như thế nào bởi người mua hay không mua, mua lại hoặc là giới thiệu cho người khác.

  1. Thứ hạng chất lượng của công ty, và sản phẩm hay dịch vụ của nó
    1. Nếu một công ty nghiên cứu thị trường độc lập được phỏng vấn khách hàng hoặc người chưa phải khác hàng, thứ hạng chất lượng nào họ cho điểm công ty bạn?
    2. Theo thang đo từ 1 – 10, thứ bậc công ty của bạn theo tiêu chí chất lượng sẽ đứng thứ mấy so với đối thủ
    3. Lĩnh vực chất lượng nào mà phần lớn các sản phẩm và dịch vụ của bạn hầu hết đứng trên đối thủ cạnh tranh?
  2. Sản phẩm và dịch vụ của công ty đi theo nguyên tắc 80/20
    1. 80% doanh số của công ty đến từ 20% khách hàng
    2. 80% doanh số của công ty đến từ 20% sản phẩm hoặc dịch vụ
    3. 80% lợi nhuận của công ty đến từ 20% sản phẩm, dịch vụ và khách hàng
    4. Bạn xác định 20% trong mỗi ngành hàng để bạn có thể bán nhiều nhất cho công ty
  3. Khách hàng và thị trường đi theo nguyên tắc 80/20 trong hầu hết các trường hợp
    1. 20% lợi ích của sản phẩm và dịch vụ đem lại 80% quyết định mua của khách hàng
    2. 20% nhân viên bán hàng tạo ra 80% doanh số
    3. 20% hoạt động tiếp thị và quảng cáo sẽ đóng góp cho 80% danh sách khách hàng và hoạt động bán hàng.
Để bạn có được thành quả cao nhất như là một chủ tịch của công ty chính bản thân bạn, bạn cần kiến thức về cách công ty hoạt động, và nó bán cái gì? Và ai sẽ bán nó, như là bạn sở hữu công ty đó 100%.
Nguyễn Phú Trung
 Sống có Đức sẽ có Phúc
Biên soạn theo tài liệu Company Analysis của Brian Tracy.

Monday, April 23, 2012

Đặt câu hỏi đi đến thành công


Đặt câu hỏi đi đến thành công.

Người bán hàng kém cỏi thường không biết là khách hàng cần gì. Gặp nhiều sự từ chối hoặc khó chịu của khách hàng vì không biết thực sự hiểu khách hàng. Đặt câu hỏi là kỹ năng cần rèn luyện để hiểu được nhu cầu, cung cấp giải pháp đúng điều họ muốn và có được những hợp đồng.
2 nguyên tắc quan trọng
1)Nói không phải bán hàng (telling is not selling)
Hầu hết những người bán hàng đều cố gắng nói, nói, và tiếp tục nói. Họ không dành nhiều thời gian để hiểu được khách hàng và không quan tâm đến khách hàng có muốn nghe hay không? Mối quan tâm của họ đến đâu và hỏi như thế nào để có thể có được cuộc hẹn và dẫn dắt đến chuyện chốt hợp đồng. Những người bán hàng chuyên nghiệp thường chuẩn bị sẵn những câu hỏi cụ thể, sắc bén giống như thanh gương được dùng trong cuộc nói chuyện với khách hàng. Họ dùng nó để thu hút sự chú ý, hiểu được vấn đề và  nhu cầu của khách hàng, giải đáp thắc mắc và quan trọng nhất là chốt hợp đồng.
Ghi nhớ 1 :  “Câu hỏi giống như lười gườm được dùng để sử dụng vào những lúc cần thanh toán khách hàng. J
Ghi nhớ 2: Câu hỏi được chuẩn bị trước. được liệt kê ra trước, được rèn luyện sử dụng và luyện tập

2) Ai hỏi thì người đó nắm quyền kiểm soát
Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại hay gặp trực tiếp, ai đặt câu hỏi người đó sẽ nắm quyền kiểm soát. Khi đặt câu hỏi sẽ chủ động hơn và có được thông tin cần thiết.
Có 4 loại câu hỏi
  1. Câu hỏi mở? Anh mua diện tích bao nhiêu, anh thích tầng nào? Khi nào anh qua chỗ em được? khi nào anh qua sàn em được? anh đã tìm hiểu dự án này bao nhiêu lâu rồi? anh mua cho anh hay mua cho người quen? Anh đã chuẩn bị đủ tài chính cho loại bất động sản anh muốn mua chưa?
  2. Câu hỏi đóng? Yes or no, em có muốn mua bất động sản này hay không?  Anh có quan tâm hay không?
  3. Câu hỏi tiêu cực chủ động (negative answer question) anh có thực sự hài lòng với dịch vụ anh đang sử dụng hay không?
  4. Câu hỏi giả định? giả sử có đủ tiền anh có muốn mua bất động sản đó hay không? giả sử em có thể giảm được cho anh xuống còn 15 triệu anh có đặt cọc hay không? giả sử, nếu người bán đồng ý với giá 15 triệu anh có muốn mua hay không? nếu em cung cấp đầy đủ thông tin, giấy phép xây dựng anh có muốn mua bds này kô?

Lúc nào thì dùng câu hỏi
  1. Hỏi để có cuộc hẹn
  2. Hỏi để xây dựng sự tin tưởng
  3. Hỏi để phát hiện nhu cầu hay vấn đề
  4. Hỏi trong khi thuyết trình
  5. Hỏi để xử lý từ chối, trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi khác.
  6. Hỏi để chốt hợp đồng

Cách hỏi như thế nào

  • Hỏi lịch sự
  • Hỏi tự tin
  • Hỏi kỳ vọng
  • Hỏi tích cực

Có sự tỷ lệ thuận giữa chốt hợp đồng và việc đặt câu hỏi. Nếu bạn càng hỏi nhiều khi nói chuyện với khách hàng thì khả năng bạn chốt hợp đồng càng cao. Các câu hỏi nên được chuẩn bị trước.
Bài tập: Hãy chuẩn bị các câu hỏi của bạn khi rơi trong các bán hàng
  1. Hỏi khi nghe và trả lời điện thoại
  2. Hỏi khi thiết lập sự tin tưởng, thân thiện
  3. Hỏi để phát hiện vấn đề
  4. Hỏi khi thuyết trình
  5. Hỏi để xử lý thắc mắc
  6. Hỏi để chốt hợp đồng
Tuyên bố:
“Tôi là người bán hàng thành công vì có những hỏi vĩ đại”
“ Tôi đặt câu hỏi tuyệt vời”
“ Tôi hỏi để hiểu và giúp khách hàng”

“Tương lai nằm trong tay những người đặt câu hỏi”

Sunday, April 22, 2012

Bán hàng bằng gia tăng giá trị


Bán hàng bằng gia tăng giá trị
Khách hàng mua dựa trên nền tảng những giá trị được nhận thức hơn là các lý do khác. Đồng thời, họ càng quan tâm đến giá hơn trước đây.
Năng lực định bản thân, hoặc công ty hoặc sản phẩm những điều mà bạn cung cấp chứa nhiều giá trị nhận biết cho khách hàng là chìa khoá để bán hàng với lợi nhuận cao hoăn và thành công nhiều hơn trong nghề nghiệp của bạn.
Trong bài học này bạn sẽ học:
  • Tại sao giá là một yếu tố quan trọng trong bán hàng hiện đại
  • Định vị bản thân bạn để vượt qua những băn khoăn về giá
  • Yếu tố quan trọng trong bán hàng
  • Chìa khoá để thành công bán hàng trong thị trường cạnh tranh
Làm thế nào để vượt qua băn khoăn về giá và tập trung vào những giá trị mà khách hàng nhận được thay vì những khoản mà khách hàng phải trả.
  1. Giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc bán hàng
    1. Thực tế: ít hơn 30% người mua là người chỉ tập trung đến giá
    2. Thực tế: 94% quyết định mua chủ yếu liên quan đến những vấn đề không phải giá
    3. Thực tế: Trong tất cả những lý do để mua, giá luôn luôn xuất hiện ở yếu tố cuối cung khi khảo sát khách hàng
    4. Chứng minh: Hàng tiêu dung được bán dựa trên giá, nhưng thậm chí hàng tiêu dùng như xăng có thể tạo ra cung cầu giá khác nhau;
    5. chứng minh: Trong một nhóm đối tượng lớn, không ai chỉ ra quyết định mua duy nhất bởi lý do nó có giá thấp nhất
  2. Bán hàng dựa trên giá trị - làm thế nào để định vị vượt qua băn khoăn về giá
    1. Đầu tiên bạn phải xác định những yếu tố quyết định bán hàng mà không liên quan đến giá
    2. Bán hàng dựa trên giá trị yêu cầu làm cho những yếu tố vô hình trở thành hữu hình bằng cách chỉ ra việc làm thế nào để giảm được giá thành và tăng lợi ích
    3. Chỉ ra cách dịch vụ của bạn tiết kiệm được thời gian và tăng được năng suất
    4. Chỉ ra rằng chất lượng của bạn làm giảm chi phí tổng đối lập với giá ban đầu
    5. Sự thuận tiện – ít khó khăn/ không có khó khăn trong việc sở hữu làm cho tiện lợi và dễ dàng hơn cho người mua
    6. Điều khoản thanh toán – cho phép khách hàng đạt được và yêu thích sản phẩm hoặc dịch vụ sớm hơn
  3. Giá có ý nghĩa khác nhau với những người ra quyết định khác nhau
    1. Người mua kinh tế? “Giá trị” nghĩa là tăng được lợi nhuận, tăng được lợi ích
    2. Người điều khiển? “Giá trị” nghĩa là nó cải thiện sự chính xác
    3. Kỹ sư thiết kế? “giá trị” nghĩa là nó làm việc hoàn hảo
    4. Nhân viên mua hàng? “giá trị” nghĩa là nó làm hài lòng yêu cầu của cấp trên
    5. Người sử dụng? “giá trị” nghĩa là nó cho phép anh/chị ta thực hiện công việc tốt hơn
    6. Câu hỏi chìa khoá: Kết qả nào mà mỗi người ra quyết định kỳ vọng? kết quả nào mà anh/chị ta đang muốn đạt đến?
    7. Làm thế nào anh/chị ta được đánh giá, được trả tiền và được thăng tiến?
  4. Giá thành khác với giá bán là yếu tố quan trọng trong bán hàng
    1. Chi phí để tạo ra sản phẩm - khoản tối thiểu mà khách hàng sẽ trả
    2. Chi phí hỏng hóc hoặc lỗi
    3. Chi phí sửa hoặc bảo hành
    4. Chi phí chậm trễ
    5. Chi phí trực tiếp và gián tiếp gắn liền với sở hữu
    6. Chi phí mệt nhọc, bực dọc và tức tối;
    7. Chi phí cơ hội - việc thay thế cách sử dụng tiền vào việc khác
  5. Công việc quan trọng của bán hàng trong thị trường cạnh tranh là những điều dưới đây
    1. Xác định những băn khoăn và khát khao của mỗi người ra quyết định
    2. Định vị sản phẩm và dịch vụ như là lựa chọn tổng thể tốt nhất
    3. Chứng minh rằng mua sản phẩm của anh chị là có rủi ro thấp nhất
    4. Tập trung phần trình bày và thuyết phục dựa trên giá trị thay vì là giá
    5. Thường xuyên thể hiện những lợi ích tổng thể khi mà làm việc với bạn

Khách hàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm tương tự mỗi ngày. Họ trả giá cao hơn bởi vì những người bán hàng chuyên nghiệp chỉ cho họ thấy là họ nhận được giá trị cao hơn khi mà sử dụng thay vì chỉ băn khoăn đến tiền
Bạn sẽ luôn luôn chiến thắng khi hội thoại bán hàng dựa trên giá trị, nhưng bạn hiếm khi chiến thắng khi bán hàng chỉ dựa trên cơ sở là giá.

Thursday, April 19, 2012

Bán hàng qua điện thoại


Bán hàng qua điện thoại
“Hãy ra ngoài và mua cho bản thân bút chì, vở và bắt đầu viết xuống ý tưởng triệu usd của bạn” (Bob Grinde)

Bán hang qua điện thoại là lĩnh vực bán hàng và kinh doanh phát triển nhanh nhất trong thị trường ngày nay. Hàng chục nghìn công việc mới được tạo ra cho những người bán hàng có khả năng làm viêc với khách hàng qua điện thoại
Chi phí của bán hàng ngày nay lên đến 400$. Rất nhiều khách hàng không muốn gặp người bán hàng để ra quyết định. Khách hàng không cần gặp lại người bán hàng khi họ đã bắt đầu mua sản phẩm của công ty và họ hài lòng.
Khả năng sử dụng điện thoại thiện nghệ như một công cụ kinh doanh tuyệt đối quan trọng cho sự thành công của bạn, cho dù bất kỳ lĩnh vực bán hàng nào bạn đang tham gia. Kỹ năng gọi điện thoại giống như kỹ năng khác, giống như học lái xe đạp. Được học thông qua lặp đi lặp lại và thực hành cho đến khi bạn trở thành chuyên gia sử dụng điện thoại như một công cụ bán hàng
Trong bài này bạn sẽ học
  • 5 cách sử dụng điện thoại
  • Làm thế nào để vượt qua người gác cổng
  • Làm thế nào để vượt qua những phản đối qua điện thoại
  • Làm thế nào để hỏi đơn đặt hàng
  1. Có 5 cách sử dụng điện thoại như một công cụ bán hàng
    1. Tìm kiếm khách hàng và thiết lập cuộc hẹn với đúng người
    2. Xác nhận cuộc hẹn, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại
    3. Xử lý những yêu cầu của khách hàng và phàn nàn sau bán hàng
    4. Bán hàng bên ngoài (outbound)– gọi cho khách hàng lạnh để nhận được doanh số
    5. Bán hàng bên trong (inbound)– có được doanh số tạo ra từ quảng cáo và khuyến mại
  2. Tìm kiếm khách hàng và thiết lập cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng là chìa khóa để bán hàng thành công
    1. Sợ bị từ chối là nguyên nhân chính tại sao người bán hàng tránh tìm kiếm khách hàng qua điện thoại. Lý do? Người bán hàng không có kỹ năng gọi điện thoại
    2. Mục tiêu của gọi điện thoại? để có cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng (không phải để bán sản phẩm hoặc dịch vụ)
    3. Có ba phần của mỗi việc bán hàng
    4. Mục tiêu cuộc gọi lúc bắt đầu là gì? Tiếp xúc với “người có vấn đề”
    5. Phương pháp: Gọi điện, hỏi người thư ký. Hỏi họ “Xin hỏi ai là người có trách nhiệm quyết định trong lĩnh vực này?”
    6. Hỏi người tiếp tân, tên chính xác của anh/chị đó
    7. Đối với người gác cửa? nói “tôi cần sự giúp đỡ của anh;”
    8. Nguyên tắc: lịch sự, tích cực, thân thiện, cười qua điện thoại
  3. Khi bạn gặp được người ra quyết định, giới thiệu bản thân và công ty của bạn
    1. Không bao giờ vớ vẩn, không linh tinh. Thiết lập quan hệ
    2. Hỏi: “đây có phải thời điểm tốt? anh có ít phút để nói chuyện không ạ?”
    3. Hỏi câu hỏi mục tiêu vào kết quả hoặc lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ
    4. Câu trả lời mong muốn? “đó là cái gì?”
    5. Cách tiếp cận khác: Nói với họ cái sản phẩm làm được theo nghĩa họ được lợi ích gì;
    6. Trả lời mong muốn? “làm thế nào để anh có nó?”
  4. Khi bạn tiếp cận với khách hàng quan tâm người hỏi về sản phẩm cung cấp của bạn. Bạn nói “ Điều đó chính xác là lý do tại sao tôi gọi đến. Tôi cần 10 phút thời gian của bạn để trình bày cái chúng tôi có và bạn có thể tự quyết định. Anh là người quyết!” (không áp lực)
    1. Câu trả lời thông thường: “tôi không quan tâm;”
    2. Câu trả lời: “anh .tên, tôi không nghĩ là anh quan tâm, đó là lý do tại sao tôi gọi!”
    3. Phần lớn khách hàng tốt nhất của chúng tôi không quan tâm khi lần đầu tiên gọi đến cho đến khi họ nhìn thấy họ được lợi ích gì khi sử dụng dịch vụ. Và tất cả điều tôi cần là 10 phút thời gian của anh để tôi trình bày cái chúng tôi có”
    4. Câu trả lời thông thường: “Anh có thể nói với tôi qua điện thoại?”
    5. Câu trả lời: “tôi rất thích làm điều đó, nhưng tôi có vài thứ mà tôi phải trình diễn (Show) với anh!”
    6. Tôi không tiền, chúng tôi hài lòng với nhà cung cấp hiện nay. Chúng tôi cần bất cứ thứ gì cả, …. Đây là câu trả lời rất tốt. Khách hàng tốt thường xuyên bận, có lịch trước, mất tập trung và hài lòng với khách hàng hiện nay
    7. Câu trả lời: “điều đó là tốt. Phần lớn những người trong hoàn cảnh của bạn đều cảm thấy giống thế khi mà lần đầu tiên tôi gọi cho họ. Nhưng bây giờ họ trở thành khách hàng tốt nhất của chúng tôi và họ giới thiệu chúng tôi cho các người bạn của họ
    8. Câu hỏi thông thường “giá bao nhiêu, bao nhiêu tiền?” không bao giờ trả lời hoặc thảo luận qua điện thoại  về giá hoặc bạn sẽ giết chết mọi cơ hội để có cuộc hẹn
    9. Câu trả lời của bạn: “ Mr khách hàng, đó là phần hay nhất! nếu nó không phù hợp với bạn thì sẽ là miễn phí!”
    10. Khách hàng có thể nói: “Được rồi, hãy gọi tôi vào tuần tới và chúng ta sẽ thiết kế cuộc hẹn;”
    11. Trả lời của bạn: “Mr Khách hàng, tôi biết là bạn bận. Tại sao chúng ta không làm việc theo ngoại lệ. Hãy chọn luôn thời điểm ngay bây giờ và thay đổi nếu phải thế. Vào lúc nào đó trong ngày thứ ba hoặc thứ 4 thì có tốt không? Bạn nói thêm: “tôi nghĩ là bạn sẽ thực sự thích thú với điều tôi sẽ trình bày;”
    12. Nhớ rằng, mục tiêu của bạn là có cuộc hẹn gặp trực tiếp không phải là bán hàng
  5. Xác nhận cuộc hẹn qua điện thoại mà không để mất cuộc hẹn
    1. Một trong những lãng phí thời gian nhất là cuộc hẹn không được xác nhận
    2. Lý do tại sao người bán hàng không xác nhận lại cuộc hẹn? Sợ bị từ chối
    3. Chiến lược khác? Gọi tiếp tân, thư ký và hỏi “anh ta có ở đấy không ạ?
    4. Khi cô ta nói “có”, bạn nói với cô ta là bạn sẽ đến đó đúng hẹn như kế hoạch
    5. Cảm ơn tiếp tân hoặc thư ký và cúp máy
    6. Điều này nhắc khách hàng rằng bạn sẽ đến và đảm bảo là anh ta sẽ phải đợi
    7. Chiến lược này cho phép bạn biết được là khách hàng có đó hay không
  6. Xử lý các yêu cầu của khách hàng, trả lời cho các quảng cáo của công ty
    1. Đầu tiên, thiết lập quan hệ. Là nhà tư vấn. Hỏi tình huống khách hàng đang gặp và nhu cầu
    2. Khám nghiệm! tìm xem vấn đề của khách hàng là gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có thể giúp họ
    3. Gợi ý! Đưa ra gợi ý với khách hàng quan tâm đến điều họ muốn có và lý do tại sao
    4. Trả lời ngay lập tức, xử lý quy trình nhanh chóng
    5. Làm việc bạn cam kết; tốc độ là quan trọng
  7. Bán hàng ra bên ngoài – chốt qua điện thoại
    1. Nhớ đến 3 bước của bán hàng: thiết lập quan hệ, xác định vấn đề, và thuyết trình giải pháp – theo đúng trình tự
    2. Đảm bảo là nói chuyện với đúng người
    3. Đặt câu hỏi: Đưa ra câu nói mục tiêu đến kết quả hoặc lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại “đây có phải thời điểm tốt không?”
    4. Dừng lại, cho khách hàng thời gian để nghĩ và trả lời
    5. Trong đợi từ chối phát sinh, thiếu sự quan tâm. Hãy chuẩn bị để nói. Điều đó đúng thôi và trả lời từ chối
    6. Hỏi câu hỏi lịch sự để phát hiện nhu cầu, vấn đề mà khách hàng tiềm năng có thể có
    7. Điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với khách hàng
    8. “rất nhiều khách hàng đã nhận ra rằng…” gợi ý vấn đề hoặc nhu cầu mà người khác có
    9. Khách hàng muốn tiết kiệm thời gian, chi phí. Họ muốn tăng sự thuận tiện, dễ dàng để mua bán
    10. Giải pháp, gợi ý sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà xem ra là lý tưởng cho khách hàng
    11. Luôn luôn chắc chắn để hỏi về việc đặt hàng: “Mr khách hàng, tại sao bạn không thử nó?”
    12. Hoặc “nếu bạn thích điều tôi vừa nói với bạn, chúng tôi có thể gửi đến bạn ngay lập tức!”
    13. Trông đợi sự từ chối: Sử dụng phương pháp “cảm thẩy, đã nhận thấy, phát hiện ra là” (Feel, Felt, Found)
    14. Đảm bảo sự hoàn toàn hài lòng
    15. Hãy lịch sự, kiên nhẫn và kiên định ngược lại với áp lực và sức ép
  8. Bán hàng bên trong – làm thế nào để tối đa hóa đơn đặt hàng của khách và thỏa mãn
    1. Mục tiêu là có được đơn đặt hàng và bán lên (up sell) hoặc bán ngang (cross sell)
    2. Giới thiệu bản thân, cảm hơn khách hàng đã gọi, đưa ra lời đề nghị
    3. Có được sự rõ ràng – nhu cầu của khách hàng, vấn đề, tình huống. Hỏi câu hỏi, lắng nghe, gợi ý, đồng tình, tập trung vào xác định nhu cầu của khách hàng trước khi gợi ý sản phẩm.
    4. Gợi ý sản phẩm và giải pháp, gợi ý khách hàng có thể tiết kiệm tiền và thời gian với đơn đặt hàng lớn.
    5. Gợi ý sản phẩm liên quan, cung cấp giao dịch tốt hơn khi mua nhiều
    6. Liên tục đảm bảo sự hài lòng, “nếu bạn không thích, bạn có thể gửi lại!”
    7. Tạo ra hiệu ứng bầy đàn: “rất nhiều khách hàng của chúng tôi thích mua hai sản phẩm cùng nhau”
    8. “khách hàng thường xuyên gọi chúng tôi và nói chuyện họ hạnh phúc như thế nào với sản phẩm họ đã mua từ chúng tôi”
    9. Xác nhận lại quyết định mua: “đó là lựa chọn tốt, đó là một trong những sản phẩm tốt nhất của chúng tôi mà chúng tôi từng có!”
    10. Luôn hỏi cho đơn đặt hàng: “Anh có muốn chúng tôi gửi luôn cho anh ngay lập tức không?”
  9. Sử dụng tiếp thị qua điện thoại để tiếp xúc với khách hàng hiện có, và có được đơn đặt hàng mới
    1. Sử dụng tiếp thị qua điện thoại để hỏi cho việc giới thiệu khách hàng mới
    2. Sử dụng tiếp thị qua điện thoại để tiết kiệm thời gian của bạn và khách hàng
    3. Sử dụng tiếp thị qua điện thoại để sàng lọc khách hàng trước khi đầu tư thời gian và tiền đi thăm họ
    4. Sử dụng tiếp thị qua điện thoại để đón bắt các cuộc gọi đến, bán lên và bán ngang
Sử dụng kỹ năng gọi điện thoại thuần thục như một công cụ quan trọng để trở thành một trong những người bán hàng thành công nhất trong lĩnh vực. 
Nguyễn Phú Trung
Sống có đức sẽ có phúc
Biên soạn theo tài liệu Telephone selling của Brian Tracy

Tuesday, April 17, 2012

Xây dựng hệ thống kinh doanh


Xây dựng hệ thống kinh doanh
Giới thiệu
“Cuộc sống kinh doanh giống như một cái máy với nhiều bộ phận chuyển động. Nếu bất cứ bộ phận nào bị hỏng, toàn bộ cỗ máy sẽ chạy chệch choạc” (Brian Tracy)
Lập kế hoạch cho quy trình kinh doanh trên giấy thường dễ hơn bạn tưởng. Giống như bạn trang trí nội thất cho căn nhà, bạn xác định chính xác mỗi khu vực để đặt các đồ đạc có chức năng cần thiết. Sau đó, sẽ viết ra một trình tự logic để ai đó có thể làm được.
Là người chủ doanh nghiệp, bạn có thể làm cho mình tự do khỏi những việc ít giá trị bằng cách tạo ra hệ thống mà người khác có thể làm theo.
Trong bài này bạn sẽ học:
  • Thành phần hoạt động chủ chốt trong bất cứ doanh nghiệp nào
  • Câu hỏi mãnh mẽ nhất bạn cần phải đặt ta và trả lời thường xuyên
  • Sự quan trọng của hệ thống, quy trình và chuẩn mực
  • Sự cần thiết của mô tả công việc theo nghĩa của những lĩnh vực kết quả thiết yếu
Xây dựng hệ thống kinh doanh
Nhìn vào hệ thống bạn như là nhà tư vấn bên ngoài. Bạn được gọi đến để học về công việc kinh doanh và chuẩn bị bán nó cho bên thứ ba.
Nhìn vào hệ thống kinh doanh như một mô hình nhượng quyền. Công việc của bạn là hệ thống hóa các hoạt động trong doanh nghiệp để nó có thể tạo ra một bản vẽ thiết kế có thể lặp lại được ở mọi quốc gia khác.
  1. Câu hỏi quan trọng nhất cho lập kế hoạch và tổ chức công việc kinh doanh
“Chính xác, cái gì được bán cho ai và bởi ai và cách nào nó được bán, và tại giá nào, và cách sản phẩm được sản xuất như thế nào, thanh toán ra sao, giao nhận và phục vụ như thế nào?”
Bất cứ sai sót hoặc lỗi lầm nào trong câu trả lời cho câu hỏi trên đều có thể là thảm họa cho doanh nghiệp
  1. Xác định chính xác bán cái gì?
a)      Lập danh sách các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn sẽ bán
b)      Xác định doanh số, thực hoặc dự báo, bạn kỳ vọng từ mỗi sản phẩm
c)      Xác định chính xác chi phí để cung cấp sản phẩm, bao gồm mọi thứ từ nguyên liệu thô đến thành thành phẩm và sản phẩm được phân phối.
a.       Xác định chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ
b.      Xác định chi phí của tiếp thị và bán hàng trên mỗi đơn vị
c.       Xác định chi phí hành chính và chi phí gián tiếp trên mỗi đơn vị
d.      Xác định chi phí lao động, bao gôm cả bạn, trên mỗi đơn vị
e.       Xác định chi phí sai sót, trả lại hoặc mất trong bán hàng
f.        Xác định lợi nhuận trên mỗi sản phẩm sau tất cả chi phí trên
d)      Lập danh sách các bước cần thiết để tạo ra hoặc đóng gói sản phẩm để bán hoặc giao hàng
e)      Viết một danh sách các hướng dẫn, giống như công thức, để bất cứ ai đó cũng có thể làm
f)        Tạo nó thành mục đầu tiên trong hướng dẫn làm việc
  1. Nó được bán cho ai? “mô tả khách hàng lý tưởng, người doanh nghiệp của bạn được tạo ra để phục vụ
    1. Mô tả hồ sơ khu vực  khách hàng lý tưởng của bạn
    2. Mô tả hồ sơ tâm lý khách hàng lý tưởng của bạn
    3. Mô tả lợi ích sản phẩm mang lại khi họ mua sản phẩm từ bạn
    4. Mô tả điều khách hàng muốn, cần, kỳ vọng, hoặc nhu cầu khi họ mua từ bạn
    5. Giải thích hồ sơ khách hàng cho mỗi người trong doanh nghiệp khi phải làm việc với khách hàng
  2. “Ai sẽ là người đi bán?” mô tả chính xác người sẽ nói chuyện và gặp gỡ khách hàng mặt đối mặt hoặc tai tới tai.
    1. Ai chính xác là người có trách nhiệm bán hàng?
    2. Điều chính xác gì họ cần nói với khách hàng?
                                                               i.      Khi họ nói chuyện qua điện thoại?
                                                             ii.      Khi họ đề nghị về điều bạn bán?
                                                            iii.      Khi nhân viên bán hàng gọi ra ngoài văn phòng?
    1. Phương pháp bán hàng và quy trình để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao nhất từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền
                                                               i.      Viết nó ra, từng từ một
                                                             ii.      Xác định các lĩnh vực yếu kém
                                                            iii.      Liên tục sửa và cải thiện quy trình bán hàng
    1. Quy trình đào tạo bán hàng của bạn là gì?
                                                               i.      Mỗi người bán hàng và làm việc với khách hàng phải được huấn luyện để làm và nói điều gì.
                                                             ii.      Bạn không thể kỳ vọng vào người bán hàng có được kết quả nếu họ không được huấn luyện
                                                            iii.      Công ty tốt nhất, có lợi nhuận cao nhất có chương trình huấn luyện bán hàng tốt nhất trong nghành.
                                                           iv.      “chẳng có điều gì xảy ra cho đến khi ai đó bán thứ gì đó cho ai đó”
  1. “Nó được bán theo cách nào?” nó liên quan đến toàn bộ quy trình tiếp thị, quảng cáo, thu hút khách hàng và cuối cùng tạo ra giao dịch
    1. Bạn cần có một kế hoạch tiếp thị hoàn thiện
                                                               i.      Xác định thông điệp tiếp thị cốt lõi, đặc điểm khác biệt nổi trội
                                                             ii.      Xác định cách tốt nhất để tiếp cận với khách hàng tiềm năng
                                                            iii.      Xác định cách bạn sẽ quảng cáo như thế nào, nơi bạn sẽ quảng cáo, bạn sẽ chi bao nhiêu
                                                           iv.      Đưa ra tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả quảng cáo cho nỗ lực tiếp thị của bạn
                                                             v.      Viết ra các điều cần thiết trên giấy trước, và phân tích nó cẩn thận
    1. Bạn cần viết ra quy trình bán hàng hoàn thiện – với các bước và kịch bản cho mỗi sản phẩm và mỗi bước cho bán hàng
    2. Bạn cần hợp đồng, mẫu biểu, liệt kê giá, brochures, thiết kế internet và mọi thứ cần thiết để có được đơn đặt hàng khi giao dịch được thực hiện
  1. “Giá sản phẩm là bao nhiêu?” câu trả lời cho câu hỏi bạn sẽ tính giá bao nhiêu, và bạn sẽ yêu cầu thanh toán như thế nào.
    1. Xác định giá bán lẻ
    2. Xác định chính sách chiết khấu, kết hợp hoặc giá đặc biệt cho dịp đặc biệt bạn sẵn sàng đề nghị
    3. Xác định giá bán buôn, bán doanh số lớn
    4. Xác định bạn sẽ trả bao nhiêu hoặc giảm giá bao nhiêu để có được khách hàng
    5. Xác định giá trị suốt đời của khách hàng, họ sẽ trả cho bạn bao nhiêu trong tương lai?
    6. Liên tục xem xét lại giá, đặc biệt là khi đối mặt với doanh số giảm.
  2. “Sản phẩm được sản xuất như thế nào?”
    1. Lập danh sách các bước từ khi bắt đầu sản xuất đến ra thành phẩm
    2. Giải thích thành các chi tiết mà ai cũng có thể hiểu được
    3. Nếu bạn mua hàng để bán lại, viết ra các bước trình tự để đặt hàng và thanh toán
    4. Tưởng tượng bạn sẽ đi chơi một tháng và thuê một người để sản xuất hoặc mua hàng cho bạn
    5. Chìa khóa: Hướng dẫn của bạn nên “viết bởi thiên tài sao cho dễ dàng để có thể thực hiện được bởi một người bình thường”
  3. “Sản phẩm được phân phối như thế nào?”  Nó được hoàn tất và đưa đến tay khách hàng cuối cùng như thế nào?
    1. Vẽ ra từng bước của quy trình giao nhận
    2. Xác định thời gian cho mỗi bước
    3. Xác định chi phí cho mỗi bước
    4. Xác định các vấn đề tiềm năng do chậm chễ, hỏng hóc hoặc sai sót có thể xảy ra trong quy trình giao nhận
    5. Suy nghĩ từng bước từ trước để giảm thiểu các vấn đề trong vận chuyển và giao nhận
    6. Viết lại toàn bộ quy trình để đứa trẻ con cũng có thể học được.
  4. Sản phẩm được phục vụ, sửa chữa hoặc thay thế?
    1. Xây dựng quy trình để xử lý các hỏng hóc, trả lại hàng, hoặc khách hàng không hài lòng
    2. Đưa ra chính sách và quy trình để phục vụ, thay thế hoặc sửa chữa các sản phẩm
    3. Thiết lập chính sách và quy trình trả lại hàng
    4. Viết tất cả mọi thứ trong cẩm nang hoạt động
  5. Bất cứ khi nào bạn có vấn đề, hỏng hóc hoặc cản trở trong bất cứ lĩnh vực nào trong kinh doanh, hành động ngay để đảm bảo nó không xảy ra lại
    1. Vấn đề xảy ra thường xuyên là dấu hiệu của quản lý tồi
    2. Xác định chính xác điều gì đã xảy ra
    3. Hỏi: Vấn đề là gì?
    4. Hỏi: Tại sao nó đã xảy ra?
    5. Thảo luận: Giải pháp là gì?
    6. Quyết định: Chúng ta cần làm gì bây giờ?
    7. Làm thế nào để vấn đề không xảy ra lại lần nữa?
    8. Sử dụng từ “lần tới” để giữ mọi người tập trung vào giải pháp và tương lai
      Cẩm nang hoạt động trở thành Kinh thánh cho việc chạy doanh nghiệp. Nó là chuỗi các chính sách, quy trình và hướng dẫn giúp bạn có thể điều hành doanh nghiệp hiệu quả và có lợi nhuận
Mỗi doanh nghiệp mới hoặc hoạt động kinh doanh cần nhiều nỗ lực và chi phí để học và chuẩn hóa. Nhưng khi đã tạo được quy trình kinh doanh, nó có thể thực hiện nhanh chóng và chính xác bởi những người bình thường.

Nguyễn Phú Trung
Biên soạn theo tài liệu Create Your Business System của Brian Tracy.