Monday, June 24, 2013

Lập kế hoạch bán hàng



Lập kế hoạch bán hàng
“Thế giới sẽ tạo ra con đường cho những người có lời nói và hành động thể hiện rằng họ biết nơi cần đến” (Napoleon Hill)
Không có gì có nghĩa cho đến khi việc bán hàng xuất hiện. Khả năng bán hàng thực tế quyết định mức độ lợi nhuận hay thua lỗ, thành công hay thất bại.
Quy trình bán hàng cần được lên kế hoạch trước và sắp xếp theo chi tiết từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Mọi lời nói và hành động phải được viết ra, nghe lại và nhớ. Không để điều gì diễn ra một cách ngẫu nhiên.
Trong bài này bạn sẽ học:
·        
Bảy bước trong quy trình bán hàng
·         Mô hình ống phễu để tăng hiệu quả bán hàng
·         Làm thế nào để thiết kế và phát triển từng công đoạn bán hàng
·         Bí quyết để tài giỏi trong từng lĩnh vực
Tạo ra giao dịch mua bán giống như công thức nấu ăn. Bạn phải sử dụng đúng thành phần và trộn chúng lại với nhau theo tỷ lệ đúng cùng với thời gian đúng.
Tất cả các công ty thành công đều phát triển quy trình bán hàng thành công mà sao chép được. Sử dụng hệ thống bán hàng đã được kiểm nghiệm, bạn có thể dự báo chính xác số lượng doanh số, mức độ trung bình của giao dịch và lợi nhuận từ hoạt động bán hàng.
Có bảy bước trong bán hàng thành công, theo thứ tự, giống như cách gọi điện thoại. Nếu bạn gọi đúng số nhưng theo thứ tự sai bạn sẽ không gọi được.  Giống như thế, nếu bạn làm những điều đúng trong bán hàng nhưng theo thứ tự sai thì giao dịch sẽ không diễn ra.
1.       Tìm kiếm khách hàng tiềm năng – nói chuyện trực tiếp hoặc qua điện thoại với những người có thể hoặc sẽ mua và thanh toán trong khoảng thời gian hợp lý.
a.       Bắt đầu với hồ sơ về khách hàng lý tưởng:
                                                   i.      Ai là khách hàng của bạn – độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ giáo dục?
                                                 ii.      Ai là khách hàng của bạn – vấn đề, mong muốn, nhu cầu, thái độ và kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ?
                                                iii.      Nếu bạn quảng cáo cho khách hàng lý tưởng, bạn sẽ mô tả họ như thế nào?
b.      Tiếp thị và quảng cáo hướng đến mục tiêu vào khách hàng lý tưởng rằng sản phẩm của bạn sẽ giúp được họ.
                                                   i.      Khách hàng lý tưởng có nhu cầu ngay lập tức với thứ bạn đang bán
                                                 ii.      Khách hàng lý tưởng biết bạn, thích bạn và kính trọng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
                                                iii.      Khách hàng lý tưởng có thể mua và thanh toán cho sản phẩm nếu họ thích chúng
c.       Lập kế hoạch chính xác các từ bạn sẽ nói trong hoạt động tìm kiếm khách hàng
                                                   i.      Phương pháp: Gọi điện thoại, giới thiệu bản thân; đặt câu hỏi hướng đến kết quả hoặc lợi ích bạn muốn bán
                                                 ii.      Ví dụ mẫu: “xin chào, tôi là john đến từ công ty ABC. Bạn có quan tâm đến cách giảm chi phí vận chuyển từ 20% đến 30%?”
                                                iii.      Khi bạn tìm kiếm khách hàng qua điện thoại, bạn chỉ bán cuộc hẹn với họ, không phải bản thân sản phẩm hoặc dịch vụ
2.       Thiết lập quan hệ và sự tin tưởng – khách hàng không nghe bạn hoặc mua của bạn trừ khi họ thích bạn và tin tưởng là bạn trung thực
a.       Thân thiện, thẳng thắn và đáng tin
b.      Ngừng lại, chuẩn bị và giải đáp chính xác
c.       Đặt câu hỏi và lắng nghe cẩn thận câu trả lời
d.      Không cố gắng bán hàng cho đến khi người tiềm năng thoải mái và thư thả với bạn
3.       Xác định nhu cầu – đó là bước cần thiết để có được giao dịch
a.       Đặt câu hỏi cẩn thận, câu hỏi được kết cấu trước để bạn hiểu đầy đủ hoàn cảnh của khách hàng
                                                   i.      Hỏi: Bạn đang làm gì trong lĩnh vực này?
                                                 ii.      Hỏi: Mọi việc đang diễn ra như thế nào với bạn?
                                                iii.      Hỏi: Bạn có kế hoạch gì cho tương lai ?
                                               iv.      Hỏi: Nếu hoàn cảnh hoàn hảo, nó sẽ như thế nào? Điều gì là khác biệt?
                                                 v.      Hỏi: Điều gì khiến bạn bị thuyết phục để tiếp tục?
b.      Có mối quan hệ trực tiếp giữa đặt câu hỏi và bán hàng thành công
                                                   i.      Lên kế hoạch trước cho từng từ trong câu hỏi
                                                 ii.      Không phải mất lực để bán hàng hoặc nói về sản phẩm.
                                                iii.      “hiểu khách hàng trước, sau đó họ sẽ hiểu bạn”
c.       Phản hồi bằng từ ngữ của bạn – lặp lại và xác nhận lại với khách hàng rằng bạn rõ ràng về điều họ cần và muốn
4.       Thuyết trình sản phẩm hoặc dịch vụ - trong cuộc chơi bán hàng, phần thuyết trình quyết định thành công
a.       Lặp lại những nhu cầu cụ thể hoặc băn khoăn mà khách hàng nói ra.
b.      Định vị bản thân là nhà tư vấn tin cậy, giúp khách hàng giải quyết vấn đề hoặc đạt mục tiêu với sản phẩm.
c.       Định vị bản thân là giáo viên – hướng dẫn cách sản phẩm có thể giúp được họ thỏa mãn nhu cầu
d.      Nối ghép nhu cầu và băn khoăn của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ. Tập trung vào giúp đỡ hơn là bán hàng
e.      Liên tục hòi về phản hồi: anh/chị thấy nó như thế nào? Đó có phải là điều anh chị đang tìm kiếm?
f.        Kết luận phần trình bày với lời giải thích cách sản phẩm được cung cấp hoặc sử dụng
g.       Câu hỏi mời : “bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc băn khoăn nào mà tôi chưa giải quyết không?”
5.       Xử lý từ chối – tất cả khách hàng đều có câu hỏi, băng khoăn và hiểu nhầm về sản phẩm
a.       Lập danh sách các phản đối thường nhận được hoặc thích nhận được
b.      Sử dụng các phương pháp hoàn thành câu để xác định lời từ chối. Tại đỉnh của tờ giấy viết: “chúng ta có thể bán cho tất cả những người khách hàng nếu họ không nói …” hoàn thành các câu này với những lời từ chối bạn hay gặp, bạn có thể nghĩ ra.
c.       Phát triển các câu trả lời “viên đạn”  để trả lời tất cả các phản đối chủ chốt bạn hay gặp; hãy chuẩn bị kỹ lưỡng
6.       Chốt hợp đồng – những người bán hàng đỉnh cao lập kế hoạch từ trước cho việc chốt hợp đồng
a.       Sản phẩm và dịch vụ được bán, không phải được mua.
b.      Học và nhớ tối thiểu bảy cách chốt hợp đồng, từng từ một
c.       “nếu bạn thích nó, tại sao không thử nó?”
d.      “nếu bạn không có câu hỏi gì thêm, bước tiếp theo là …” (giả định việc giao dịch và mô tả các bước hành động).
e.      “nếu bạn có đủ thẩm quyền (hợp đồng giao dịch) chúng ta sẽ bắt đầu luôn”
f.        Từ quan trọng nhất trong bán hàng và chốt hợp đồng là từ “ HỎI” (ask)
g.       Luôn luôn đề nghị khách hàng ra quyết định
7.       Giới thiệu khách hàng mới và mua lại sản phẩm – những doanh nghiệp thành công đều dựa trên sự hài lòng của khách hàng, những người mua lại sản phẩm
a.       Đối xử với mọi khách hàng, thậm chi là trước khi họ mua lần đầu, giống như khách hàng mua lâu dài, nhiều năm, số lượng lớn.
b.      Đưa thêm các dịch vụ một cách lịch sự
c.       Đề nghị viết lời nhận xét từ khách hàng hài lòng
d.      Đề nghị viết thư giới thiệu từ khách hàng hài lòng, và thậm chí người không mua gì cả.
e.      Gửi thư “cảm ơn” hoặc quà tặng cho những người mang khách hàng cho bạn
8.       Không để điều gì ngẫu nhiên xảy ra – viết đầy đủ kịch bản bán hàng và từng người bán hàng cần ghi nhớ nó
a.       Các kịch bản bán hàng tạo ra số lượng giao dịch gấp ba lần so với để tự nhiên
b.      Liên tục viết đi viết lại và cải thiện từng phần của trong giao tiếp bán hàng
c.       Xác định phần yếu nhất trong quy trình bán hàng bảy bước và tập trung vào phần đó đầu tiên
d.      Không ngừng cải thiện quy trình bán hàng – nó có thể làm bạn giàu có.
Phương pháp bán hàng là động cơ cho thành công doanh nghiệp. Dành thời gian để viết từng từ hoặc từng bước trong bán hàng. Đòi hỏi từng người bán hàng phải nhớ nó và đóng vai trong văn phòng trước khi gặp gỡ khách hàng. Bạn có thể cải thiện doanh số năm đến bẩy lần bằng các thực hành và chuyên nghiệp hóa phương pháp bán hàng.

Biên soạn dựa theo Create your sale plan của Brian Tracy

Bài tập hành động
1.       Liệt kê ba bước trong quy trình bán hàng mà người bán hàng của bạn mạnh nhất?
2.       Liệt kê ba câu hỏi hoặc câu nói bạn sử dụng hoặc để hỏi nhằm xác định liệu đó có phải khách hàng tiềm năng của bạn hay không?
3.       Ba chủ đề bạn sử dụng để nói chuyện với kháchhàng nhằm xây dựng sự tin tưởng?
4.       Ba nhu cầu mà khách hàng lý tưởng đang có, bạn có thể sử dụng câu hỏi nào để phát hiện ra?
5.       Ba lợi ích quan trọng nhất mà khách hàng sẽ nhận được mà  bạn sẽ giải thích trong phần trình bày?
6.       Ba phản đối thông thường bạn hay gặp mà khách hàng thường đưa ra để từ chối việc mua hàng?
7.       Ba cách tốt nhất để chốt hợp đồng?

Một hành động nào bạn thực hiện ngay lập tức do kết quả từ các câu trả lời trên?

Tìm hiểu thêm
Kế hoạch kinh doanh cá nhân
 

Sunday, June 9, 2013

Bí quyết chốt hợp đồng - bài 24 Chốt giới thiệu khách hàng mới

Bài 24 - Chốt giới thiệu khách hàng mới
Luật cơ bản như sau. Bạn không bao giờ bỏ mặc khách hàng hoặc người mua mà không có ít nhất hai người khách hàng mới được giới thiệu. Khi mà bạn kết thúc phần nói chuyện với khách hàng, cho dù khách hàng mua hay không, có nhiều cách để được giới thiệu khách hàng mới. Ví dụ, bạn có thể nói “anh/chị, tôi biết là anh không ở vị thế để ra quyết định ngày hôm nay. Nhưng anh có thể cung cấp giúp tôi tên của hai hoặc ba người mà anh nghĩ sẽ có lợi ích từ sản phẩm này hay không?"
Đó là cách chốt lựa chọn. Đưa anh ta lựa chọn giữa hai và ba khách hàng được giới thiệu. Khách hàng hầu như dễ dàng chỉ ra hai người rất dễ dàng. Anh ta nói “Vâng, tôi có thể đưa anh hai cái tên. “ và anh ta sẽ nói tên của họ. Khách hàng sẽ đưa ra cái tên đầu tiên nhảy lên trong đầu họ, anh ta nghĩ là tốt nhất. Đó là tên của người mà anh ta thân thiết nhất người mà anh ta làm việc và hợp tác với.
Khi bạn nói “anh/chị, có thể có số điện thoại cầm tay không? Họ sẽ có số điện thoại ngay bên cạnh. Bây giờ thì bạn có số điện thoại. vậy là bạn chốt được số điện thoại. Sau đó bạn nói “người nào tôi nên gọi trước” Bạn đang sử dụng cách chốt nhiều lựa chọn. Anh ta sẽ nói “, vâng, hãy gọi Bill trước”. Và anh ta trả lời nhấn mạnh vào bốn câu hỏi. Sau đó bạn hỏi “Anh/Chị có thể gọi cho Bill bây giờ được không và nói với anh ta là tôi sẽ đến gặp?”
Vào lúc khách hàng nói “được, tất nhiên rồi”. Anh ta sẽ nhấc điện thoại nên, gọi Bill và đưa bạn đến đến gặp Bill. Sự giới thiệu rất quan trọng và hiệu quả hơn là gọi điện thoại lạnh, bạn có lòng tin từ người đã giới thiệu cho bạn. Với cách gọi điện thoại lạnh, bạn không có chút tín nhiệm nào trước. Với sự tín nhiệm thì lòng tin của khách hàng dành cho bạn sẽ cao hơn và nhân tố cần thiết để mua hàng.
Bạn cần 100% tín nhiệm trước khi khách hàng muốn mua. Nếu bạn có được sự giới thiệu rồi thì bạn đã có 90% tín nhiệm. Nếu ai đó bạn biết và kính trọng giới thiệu cho bạn một người để gặp, bạn sẽ cho người đó sự đối xử tương tự, sự quan tâm tương tự mà bạn dành cho bạn bè của mình. Bạn thường xuyên hỏi về sự tín nhiệm và không bao giờ rút khỏi phần thuyết trình mà không có sự giới thiệu đến hai người khác.
Đây là một ý tưởng khác. Hãy quay trở lại với những khách hàng trước của bạn, gọi lại họ và hỏi thăm xem công việc dạo này của họ như thế nào. Họ có thích thú với cái họ mua hay không? Họ có câu hỏi hoặc vấn đề gì không? Có điều gì mà bạn còn có thể làm thêm cho họ hay không? Và nếu có thể, hãy đến và gọi họ nói những câu chuyện cá nhân hoặc riêng tư.
Tôi có một người bạn là một người bán hàng tuyệt vời. Mỗi khi vào tháng giêng, anh ta dành thời gian để gọi cho từng khách hàng mà anh ta có. Anh ta dành hai đến ba tuần để gọi lại cho những người đã mua hàng của anh ta.
Sau khi mà đảm bảo rằng họ không có vấn đề gì, đảm bảo rằng họ vui vẻ, anh ta có được hai lời giới thiệu từ mỗi người. Anh ta cần sáu tháng để xử lý những lời giới thiệu. Anh ta có được 50% doanh số mà không cần gọi thị trường lạnh. Bất cứ người nào trong việc bán hàng làm việc với những lời giới thiệu 100%. Những người được giới thiệu mà bạn có hoặc những người giới thiệu là kết quả của những điều tốt đẹp mà bạn làm cho khách hàng và trong thị trường cái đó còn quý hơn vàng.
Đây là 24 kỹ thuật chốt hợp đồng. Đó là những công cụ rất tốt. nó cần được luyện thành thạo thông qua nghiên cứu và thực hành. Công cụ bạn sử dụng được nhiều trong những công cụ bán hàng thì bạn có càng nhiều hợp đồng. Bạn càng sử dụng công cụ càng nhiều thì doanh số bạn càng tăng. Trong một số lĩnh vực bạn áp dụng hai hoặc ba công cụ và bạn sẽ sử dụng toàn bộ thời gian. Nhưng nếu bạn càng biết nhiều cách thức chốt hợp đồng khác nhau, bạn càng nâng cao khả năng chốt.
Đây là một ít lời khuyên giúp tôi phát triển nhanh nghề nghiệp mình giai đoạn đầu. Nó đơn giản như sau, sử dụng trong rất nhiều lần thuyết trình để cải thiện kỹ năng. Khi nào bạn thực hiện phần thuyết trình với một người bạn biết chắc là họ sẽ không mua và bạn biết rằng chẳng có gì để mà mất và bạn đưa ra cuốn sách trước mặt họ và thử nghiệm tất cả các kỹ thuật chốt hợp đồng để trả lời câu hỏi từ chối. Khi mà bạn gặp một người mà chắc chắn họ sẽ không mua, hãy sử dụng họ để phát triển kỹ năng.
Trong bài thuyết trình của bạn, khi mà bạn ngồi xuống và bạn làm việc và thực hành cho đến khi thuần thục, bạn sẽ học nhanh hơn và nhiều hơn khi mà chốt những khách hàng tốt vào thời điểm khác. Cách tốt nhất để thành công trong bán hàng là hành động dũng cảm và chốt dũng cảm.
Nói cách khác, là bạn đề nghị mua hàng một cách dũng cảm. Hỏi như là bạn biết chính xác là họ sẽ mua. Hành động như thể là bạn chỉ có thể chiến thắng. Hỏi câu hỏi chốt rõ ràng nhất có thể, như chắc chắn rằng họ không thể nào nói điều gì khác ngoài yes.Hãy thực hành giọng nói và âm lượng của bạn.
Để đảm bảo bạn giống như triệu phú usd. Đảm bảo rằng giọng nói của bạn khoẻ và mạnh, rõ ràng khi mà bạn hỏi. Nói mạnh và hỏi như là khách hàng sẽ nói vâng, đồng ý.

Để trở thành người chốt vĩ đại, bạn sẽ phải rất nhiệt tình. Bạn phải yêu sản phẩm của bạn. Bạn phải tin tưởng vào sản phẩm. Bạn sẽ phải kỳ vọng tự tin và bạn phải kiên trì. Kiên trì là phẩm chất của một người thành công. Nếu bạn kiên trì, bạn tiếp tục cố gắng và không kể bao nhiêu lần họ nói không với bạn, chắc chắn dần dần sẽ thành công. Không biết là bao nhiêu cách cửa bạn gõ, không kể bao nhiêu lần cánh cửa đóng lại, nếu bạn tiếp tục kiên trì, kiên trì và tiếp tục kiên trì, bạn sẽ thành công và bạn sẽ trở thành người bán hàng vĩ đại trong thế hệ của bạn. 
Nhấn để Like FanpageĐào tạo bán hàng, kỹ năng bán hàng: (Xin trân trọng cảm ơn)
  (Nguồn - 24 kỹ thuật chốt hợp đồng của Brian Tracy)
Đọc thêm

Saturday, June 8, 2013

Bí quyết chốt hợp đồng - Bài 21 Chốt phiếu yêu cầu

Bài 21: Chốt phiếu yêu cầu
Chốt phiếu yêu cầu được sử dụng đầu tiên khi mà phần thuyết trình bắt đầu. Khách hàng đến gặp bạn và bạn gặp họ, và đầu tiên bạn đưa ra một phiếu yêu cầu và ghi vào ngày trên đó. Kể từ khi đó, bất cứ khi nào khách hàng nói về sản phẩm và dịch vụ, bạn viết lên phiếu yêu cầu. Khách hàng có thể có thể dừng bạn lại và nói “Đợi một chút, đừng viết thứ gì cả, Tôi không muốn mua gì hôm nay, tôi chỉ đang tìm hiểu thôi”.
Bạn đáp, “tôi biết, nhưng tôi có một trí nhớ tồi về các chi tiết. vì thế nên tôi viết tất cả các thứ xuống. và nếu anh không mua thứ gì hôm nay, tôi sẽ ném nó đi được kô? Và bạn tiếp tục viết thông tin yêu cầu xuống. Cuối cùng khách hàng làm quen với với việc xem bạn ghi những yêu cầu xuống hợp đồng bán hàng của bạn. Nó trở nên khó khăn và khó khăn hơn nếu không mua vào lúc phần thuyết trình kết thúc.

Cách khác là bạn sử dụng chốt yêu cầu là đưa ra phiếu yêu cầu và bắt đầu điền vào đấy khi bài thuyết trình kết thúc. Giả định rằng phần bán háng đã kết thúc và bắt đầu đi vào chi tiết. Khách phải ngừng bạn lại để tạm việc thực hiện bán hàng. Bạn sẽ nói, anh có thể phát âm chính xác họ và tên cho mục đích gửi thư không. Họ chính thức phát âm tên mình, họ đã đưa ra quyết định mua. 
Tâm lý mọi người dễ gặp phải là họ ngại từ chối khi mọi thứ được viết ra. Lời nói gió bay. Nhưng bút sa thì tiền rơi. Những gì được viết ra sẽ khó thay đổi hơn. vì vậy bạn có thể sử dụng cách viết phiếu yêu cầu như một công cụ để đảm bảo ghi chép những vấn đề khách hàng băn khoăn. Xác định các câu hỏi và ghi chép lại những nhu cầu của khách hàng. Và bạn dùng nó như căn cứ để tư vấn và giới thiệu giải pháp. 
Các chốt hợp đồng này thực sự rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên , bạn phải thực sự am tường về những gì bạn đang bán, tư vấn và chia sẻ với khách hàng. Viết ra yêu cầu là cách giúp khách hàng cam kết sâu hơn. Vì cả hai cùng phải đầu tư thời gian. Bạn thì đang tìm câu trả lời cho câu hỏi "liệu khách hàng có thực sự phù hợp, có khả năng thanh toán, hay sở hữu thứ bạn đang bán hay không?" còn khách hàng thì tìm hiểu xem "mình đang cần cái gì, cái đó có phù hợp với mình lúc này hay không?"
Nếu hai bên giao nhau ở điểm nào đó thì giao dịch rất dễ dàng được nở hoa. Còn không thì bạn vẫn lưu giữ được những gì khách hàng yêu cầu. Họ có thể không mua hôm nay nhưng sẽ quay lại mua vào ngày mai vì cách làm việc chuyên nghiệp và trách nhiệm.
Nhấn để Like FanpageĐào tạo bán hàng, kỹ năng bán hàng: (Xin trân trọng cảm ơn)
  (Nguồn - 24 kỹ thuật chốt hợp đồng của Brian Tracy)
Đọc thêm



Friday, June 7, 2013

Bí quyết chốt hợp đồng - Bài 22 - chốt câu chuyện phù hợp

Chốt câu chuyện phù hợp
Đây là cách chốt mạnh bởi vì chúng ta đưa ra quyết định dựa trên bán cầu phải. và não phải bị kích động bởi câu chuyện và bức tranh. Bất cứ khi nào bạn tạo ra bức tranh, như là cách chốt gợi ý, hoặc khi mà bạn có thể hình ảnh hoá việc bán hàng hoặc bạn nói câu chuyện về sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể kích thích khách hàng để mua. Mọi người sẽ nói về câu chuyện của bạn trong nhiều năm, nhưng họ có thể quên tất cả những chi tiết trong vòng 10 phút.

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật câu chuyện phù hợp khi mà khách hàng có khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Bạn có thể sử dụng nó ở phần giữa của bài thuyết trình. Bạn có thể kể về câu chuyện phù hợp về một khách hàng chần chừ khi mua sản phẩm sau đó cuối cùng đưa ra quyết định. Giải thích họ hạnh phúc thế nào sau khi họ mua nó.
Con người bị tác động bởi cảm xúc nhiều hơn là logic. Theo nghiên cứu thì khả năng cảm xúc cao sẽ quyết định hành động nhiều hơn là lý trí gấp 2 lần. Tức là 60% do cảm xúc, 30% do logic còn 10% nữa là các yếu tố khác. Khách hàng thích bạn, quý bạn, vui khi nói chuyện với bạn đó chính là cảm xúc. Còn Logic là họ hợp lý hóa chuyện quyết định, những lý do, những lợi ích, số tiền cần đầu tư là vấn đề của lý trí. 
Còn câu chuyện phù hợp là sự kết hợp giữa cảm xúc và logic. Khi bạn kể câu chuyện hay, có sự trầm bổng, lên xuống, ngừng và tiến và nó có sự liên tưởng logic đến vấn đề hiện này là cách chốt kinh điển trong bán hàng. Bạn làm quá trình logic trở nên mềm mại hơn, lung linh hơn, thú vị hơn và chạm được năng lượng cảm xúc. 
Mỗi sự do dự, trần trừ đều có nguyên nhân của nó. Khách hàng có những rào cản nhất định trong chính họ, có thể là tiền, thiếu niềm tin, chưa đủ nguồn lực, chưa sẵn sàng, họ có thể thiếu quyết tâm trong việc thực hiện. Có cả tỷ lý do cho việc trì hoãn mà bạn không thể biết. Sự nhạy cảm hay đồng cảm của người bán hàng ở đây chính là giúp khách hàng vượt qua được rào cản tâm lý. Họ thấy chính vấn đề nằm ở bên trong họ chứ không phải bên ngoài. 
Nếu sản phẩm, dịch vụ không có lợi ích, không giải quyết được vấn đề thì có thể họ đã từ chối thẳng cánh cò bay ngay từ đầu. Nhưng nếu họ ngồi với bạn, lắng nghe bạn trình bày, hỏi các câu hỏi mà họ còn lăn tăn. Nhưng đến khi quyết định thì họ lại không thể. Phần lớn khách hàng thiếu cảm xúc hành động. Khi các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp ra thị trường đều nhằm đếu giải quyết vấn đề, nhu cầu nào đó (tôi không nói đến các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng) thì tất cả mọi người đều muốn có thêm và làm giàu thêm cuộc sống. Nhưng chính khách hàng đang vướng mắc về mặt tâm lý hay thói quen do dự nào đó. 
Bạn cần là người biết cách kể chuyện cảm xúc để kéo họ vượt ra khỏi sự do dự. Người bán hàng giống nhà đào tạo, giống giáo viên khi kể được câu chuyện hay, thôi thúc thì là thành công. Vì mọi chuyện chỉ có ý nghĩa thực sự khi có hành động diễn ra. Còn chờ gì nữa?
Nhấn để Like FanpageĐào tạo bán hàng, kỹ năng bán hàng: (Xin trân trọng cảm ơn)
  (Nguồn - 24 kỹ thuật chốt hợp đồng của Brian Tracy)
Đọc thêm


Thursday, June 6, 2013

Bí quyết chốt hợp đồng - Bài 23 Chốt ra khỏi cửa

Bài 23: Chốt ra khỏi cửa
Kỹ thuật chốt ra khỏi cửa sử dụng khi mà bạn hầu như không thể bán được. Bạn đã thuyết trình. Bạn đã cố gắng hết khả năng của mình. Khách hàng vẫn phản đối. Khách hàng vẫn có một lý do chính, một phản đối lớn nhất. Họ không nói cho bạn, bởi vì họ biết nếu họ nói với bạn, bạn sẽ trả lời và họ sẽ không mua.
Bạn đã nói tất cả những điều bạn đã nghĩ. “đó có phải là vấn đề tiền bạn còn băn khoăn không. Khoảng giá nào mà chúng ta còn chưa đạt đến? Chúng ta cần phải làm gì để mà thực hiện giao dịch hôm nay?” Khách hàng sẽ nói, “Không, tôi không biết. Tôi sẽ suy nghĩ thêm” Nhưng anh ta không nói cái mà khiến anh ta tạm dừng không mua. Bạn biết là anh ta có thể không mua và anh ta thích nó, muốn nó, cùng nhiều thứ khác nữa. Cuối cùng bạn nói, “anh/chị khách hàng thời gian anh chị rất quý. Tôi biết là bạn bận rộn đến mức nào, tôi cảm ơn anh đã nói chuyện. Tôi sẽ đi về ngay bây giờ.”
Bạn đóng cặp lại, đi đến cửa. Khi mà bạn đi gần đến cửa, bạn đặt tay lên ổ vặn cửa. Lúc đó, khách hàng bắt đầu ngay lập tức nghĩ đến chuyện làm gì ngay khi bạn đi về. Sự phản đổi bán hàng của anh ta dừng lại. Bạn quay lại và nói “ tiện thể, chỉ là trước khi tôi về, tôi có thứ còn đang thắc mắc. Tôi biết là anh sẽ chẳng mua gì hôm nay, nhưng tôi nghĩ xem liệu tôi có thể giúp gì cho anh với phần thuyết trình của tôi hay không. Anh có thể nói rõ cho tôi biết, đó là lý do gì thực sự khiến anh không mua nó hôm nay?”
Thường xuyên khách hàng sẽ nói “tôi sẽ nói, lý do thực sự đó là” Tại thời điểm đó, bạn bỏ tay ra khỏi khoá cửa và bạn quay trở lại. Bạn ngồi xuống với cặp của mình. Bạn nói “Anh/chị khách hàng, tôi rất mừng vì anh đã nói điều đó với tôi. Đó là lỗi của tôi, rõ ràng là tôi đã không giải thích phần thiếu trong giải pháp cung cấp cho anh. Liệu tôi có thể nói lại nó chỉ một chút thôi?

Bây giờ thì bạn có lý do chính để không mua. Nếu bạn có thể trả lời hiệu quả, bạn có thể chốt được 50% và giữ được rất nhiều hợp đồng có thể mất nếu bạn không thử thêm một lần nữa. 
Nhiệm vụ của bạn là bán hàng, đôi khi bạn có cảm giác là ép khách hàng quá hay không? rất nhiều người bán hàng bị rào cản này giữ lại. Bạn làm nhiệm vụ của bạn, bạn cần làm nó với 100% khả năng và ý thức được bạn đang bán cái gì, đem lại lợi ích như thế nào? có thể khách hàng vẫn từ chối, có thể khách hàng đồng ý, bạn không kiểm soát được câu trả lời của họ. Tuy nhiên, bạn kiểm soát được thái độ, nỗ lực và sự quyết tâm của chính bạn.
Nhấn để Like FanpageĐào tạo bán hàng, kỹ năng bán hàng: (Xin trân trọng cảm ơn)
  (Nguồn - 24 kỹ thuật chốt hợp đồng của Brian Tracy)
Đọc thêm