Sunday, January 12, 2014

Phát triển năng lực cốt lõi của bản thân

Trong thế giới cạnh tranh khốc liệt, khách hàng trả tiền nhiều nhất cho những người giỏi nhất. 20% công ty dẫn đầu thường chiếm 80% doanh số, 80% công ty còn lại chia nhau 20% phần bánh.  20% người bán hàng dẫn đầu tạo ra 80% doanh số. ở mỹ 5% người giàu sở hữu đến 80% tài sản. Nói tóm lại những công ty giỏi, những người có năng lực tốt thường có được phần thưởng lớn.
Còn bạn thì sao? Bạn hoàn toàn có thể tạo ra năng lực cốt lõi của bản thân, chính năng lực cốt lõi tạo ra lợi thế cho bạn khi cạnh tranh, chính nó giúp bạn tạo ra sự khác biệt, chính nó giúp bạn tự tin, chính nó giúp bạn gặp được những người xuất sắc khác. Câu chuyện còn lại là biến năng lực cốt lõi thành tiền, hay nói cách khác là phục vụ nhu cầu. Bài viết này chia sẻ một số cách thức để bạn tìm ra năng lực cốt lõi của bạn và làm thế nào để phát triển nó.
Điểm mạnh
Đầu tiên là bạn lập ra danh sách những điểm mạnh của bạn. Đó có thể là danh sách rất dài và có thể hơi chung chung lúc đầu tiên, ví dụ khả năng đọc sách, khả năng xây dựng mối quan hệ với người lạ, khả năng thuyết phục người khác, khả năng giải quyết vấn đề chuyên môn cụ thể,… Đó có thể là sở trường trong lĩnh vực chuyên môn bạn đang làm. Đó có thể là khả năng lập trình bậc cao. Đó có thể là bạn sở hữu một năng lực tuyệt vời khi đứng trước đám đông và diễn thuyết. … Bạn có thể rà soát lại về mặt con số, việc gì bạn đã làm nhiều năm? Việc gì bạn đã dành nhiều thời gian dành cho nó? Bạn gặt hái được nhiều thành tích?
Câu hỏi 1: Điểm mạnh của bạn là gì?
Điều yêu thích
Thường những việc bạn yêu thích thì bạn sẽ làm rất giỏi. Công việc đó cho bạn niềm vui, cho dù bạn có tiền hay không khi làm việc đó. Những điều bạn thích giúp bạn có được niềm vui, nhận được giá trị, cảm thấy mình sung sướng, hạnh phúc khi làm điều đó.  Điều bạn thích là những điều bạn làm tốt hơn người khác, bạn có thể làm việc đó nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm mà không thấy mệt mỏi. Đôi khi càng làm nó bạn càng cảm thấy hứng thú, phấn khích, tự hào hơn.
Câu hỏi 2: Điều gì bạn thích?
Câu hỏi: Tôi chẳng thấy thích gì cả? tôi chẳng thấy mạnh gì cả thì làm như thế nào?
Câu trả lời: Hãy tìm nó.
Hai câu hỏi đầu tiên là cách tìm điểm mạnh từ bên trong ra bên ngoài. Bạn có thể tìm bằng cách ngược lại là  đi từ ngoài vào trong. Bài toán, vấn đề nào đang là khó khăn cho công việc, cho công ty, cho thị trường, cho lĩnh vực? Bạn phát hiện ra các bài toán đang nan giải, đang là vấn đề lớn mà bạn cho rằng nếu giải được thì phần thưởng sẽ lớn và bạn cảm thấy hứng thú và muốn giải nó.
Ví dụ bạn đang làm nhân viên bán hàng. Bạn thấy doanh số của bản thân mình thấp hoặc không như mong muốn. Đó một loại vấn đề rõ nhất. Bạn ra quyết định mình phải giỏi bán hàng và bạn liên tục học hỏi về lĩnh vực bán hàng cho đến khi bạn bán được hàng, bán được nhiều hàng và trở thành người dẫn đầu về doanh số ở công ty. Khi đó bài toán của bạn giải xong có nghĩa bạn đã trở thành chuyên gia về bán hàng.
Bạn thấy công ty cần phải tăng lượt truy cập vào website hơn mà công việc của bạn là tiếp thị thì bạn sẽ cần giải bài toán tăng số lượng truy cập vào website, tăng lượng download sản phẩm. Khi đó bạn quyết định mình phải trở thành chuyên gia về tiếp thị trên internet.  Bạn sẽ liên tục học hỏi và tìm cách để nâng lượng truy cập này lên. Nếu bạn cho rằng lượng truy cập tốt rồi, không thành vấn đề thì bạn chỉ cần nhân 10 số lượng truy cập bạn đang có và tìm cách giải bài toán làm sao để đạt được độ tăng trưởng 10 lần với chi phí không thay đổi thì điều đó ngay lập tức sẽ thành bài toán.
Câu hỏi 3: Lĩnh vực nào bạn muốn trở thành chuyên gia?
Câu hỏi 4: Bài toán nào bạn muốn giải nhất?
Phát triển năng lực cốt lõi cá nhân là phát triển năng lực của bản thân để giải quyết những vấn đề mà bạn đang đối mặt hàng ngày hoặc đó là những điều bạn cảm thấy hứng thú và giá trị nhiều nhất. Khi bạn tìm được điểm giao của hai vòng tròn, vòng tròn đam mê bên trong và vòng tròn nhu cầu bên ngoài thì đó chính năng lực cốt lõi bạn cần phát triển.
Lộ trình phát triển năng lực cốt lõi
Giai đoạn 1: Lý thuyết
  1. Đọc sách là bước đầu tiên. Tìm những cuốn sách tốt về lĩnh vực mà bạn muốn xuất sắc nhất và dành thời gian nghiên cứu nó.
  2. Gặp gỡ những người xuất sắc trong lĩnh vực, nói chuyện, tiếp xúc, đặt câu hỏi, ghi chép, thảo luận với họ.
  3. Tham gia các khóa học, hội thảo liên quan đến lĩnh vực của bạn.
Giai đoạn 2: Áp dụng & Cải tiển
  1. Áp dụng. Giai đoạn 1 là giai đoạn lý thuyết chỉ giúp bạn biết được những gì người khác đã làm. Tất nhiên, cũ người mới ta, nhiều khi chỉ cần xong được giai đoạn 1 thì bạn đã có thể vượt  xa những người không chịu học rồi.
  2. Dành ít nhất 1h mỗi ngày để  nghiên cứu, suy nghĩ về vấn đề mà bạn muốn trở thành chuyên gia. Bạn cần tìm ra những cách thức, phương pháp để cải tiến, làm tốt hơn  thì mới có thể vượt qua người đi trước.  Đây gọi là R&D cá nhân (Research & Development).  Dành thời gian để nghiên cứu & phát triển.
Giai đoạn 3: Sáng tạo
  1. Tổng hợp hoặc tìm ra những ý tưởng, giải pháp tốt hơn nhiều lần mà chưa có trên thị trường hoặc ít nhất trong khu vực bạn đang hoạt động.
Năng lực cốt lõi cũng có thể thay đổi
Câu chuyện 10 năm trước, hình ảnh những bác thư ký đeo kính gõ lộp cộp vào máy đánh chữ, rồi khi xuống dòng phải kéo rẹt một cái. Họ cần phải rất tỷ mỷ, cẩn thận và có rất nhiều người là chuyên gia về đánh máy chữ. Nhưng khi máy tính cá nhân ra đời thì cuộc chơi thay đổi. Các bác về hưu. Năng lực cốt lõi không còn dùng được
Lái xe cho sếp hồi xưa là một nghề sung sướng vì được trọng vọng và hay đi theo sếp, việc gì của sếp cũng biết và trở thành người thân cận. Giờ đây sếp nào cũng biết lái xe nên kỹ năng này chở thành kỹ năng cơ bản nên cũng không thể gọi là năng lực cốt lõi kiếm ra tiền. Nhưng nếu các bác lái xe ở việt nam mà học lái xe công thức 1, đua ở trường đua giải F1 thì lại thành câu chuyện khác.
Ở góc độ cá nhân, năng lực cốt lõi cũng có thể thay đổi, đừng quá chủ quan và ngạo nghễ vì năng lực cốt lõi của bạn hiện có. Thị trường sẽ đánh giá khả năng của bạn. Do đó, khiêm tốn học hỏi, cải tiến, sáng tạo lại năng lực cốt lõi là việc làm hàng ngày.  Khiêm tốn giúp bạn nhận ra những người giỏi hơn, có được ý tưởng hay hơn và hiểu rằng mọi thứ có thể thay đổi ngay cả năng lực cốt lõi.

Phát triển doanh thu gấp đôi Tại đây

Wednesday, January 8, 2014

Tự sướng – Biết ơn sự Tồn tại

Phát triển bản thân là một hành trình dài với nhiều sự gập ghềnh và gian truân. Trên hành trình này chúng ta gặp không biết bao nhiêu cảm xúc buồn vui, thành bại, được mất, hơn thua… từ gia đình, công việc, quan hệ xã hội.  Có nhiều người đã kết luận rằng “đời là bể khổ”, Còn kết luận của bạn là sao?  Liệu có thể có kết cục ngược lại được không “đời là bể sướng”? Làm thế nào để đời trở thành bể sướng bây giờ?
1 Thực tại & Nhiều cách nhìn
Ví dụ đơn giản như sau, có 1 cô gái đi vào công ty có 10 người đàn ông đang ngồi. Nếu làm một trắc nghiệm để hỏi ý kiến nhận xét về cô gái này thì chắc chắn sẽ có 10 kết quả đánh giá khác nhau. Có người sẽ quan tâm đến hình dáng, có người quan tâm đến khuôn mặt, có người để ý đến quần áo, … Như vậy cùng một cô gái nhưng được nhìn nhận dưới 10 cặp mắt (thực nghiệm được thực hiện dưới điều kiện là không có Mr nào bị chột) thì sẽ có 10 đáp án hoặc có thể hơn nữa.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu thì cuộc đời là bể sướng hay bể khổ sẽ chính là cách nhìn của bạn về thực tại. Nến bạn vui sướng thì cuộc đời sẽ là vui sướng, nếu bạn đau khổ thì cuộc đời là đau khổ. Như vậy bạn mới chính là người quyết định nhìn nhận cuộc đời là sướng hay khổ. Cuộc đời ở đây là bao hàm tất cả những gì xảy ra, xuất hiện, diễn ra trong hành trình từ lúc sinh ra đến khi “nghỉ 100%”.  
3 chiến lược tạo ra bể sướng
  1. Cười nhiều hơn:  
Mỉm cười với bạn bè là một cách đơn giản nhất để bạn có được niềm vui. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy hơi khó và có vẻ ngu ngốc khi nhếch mép ra cười vì chẳng lý do gì cả. Có nhiều người sẽ bảo là đó là sự giả dối không cần thiết vì trong thâm tâm đang buồn cháy ruột. Không bán được hàng, bị sếp mắng, vợ càu nhàu, con nghịch quá không chịu nổi, tiền hết, vừa bị mất chức,… có N lý do để mà đau khổ và buồn bã. Bạn đúng! Nhưng bạn có nhận ra rằng đó là một thực tại và bạn là người quyết định nên mỉm cười với điều đó hay là chìm trong đau khổ.  Cuộc đời là một tấm gương phản chiếu con người bạn, giống như bạn đứng trước gương, nếu bạn cười thì tấm gương cũng cười, nếu bạn khóc tấm gương cũng khóc.  Như vậy khi bạn mỉm cười thì thế giới sẽ mỉm cười lại.
Sau cuộc đi săn, huân tước Duffingham về nhà có phần hơi sớm hơn thường lệ và thấy phu nhân Duffingham đang trong tư thế tội lỗi cùng với người bạn thân nhất của huân tước là Ngài Archbald Carpley.

Huân tước Duffingham đứng sững lại ở giữa cửa phòng ngủ, lớn tiếng quát mắng vợ về sự không chung thủy. Giọng gầm thét, ông nhắc lại cho vợ nghe là ông đã cứu bà ra khỏi cuộc sống thảm hại trong khu phố lầm than của thành phố London, đem đến cho bà kẻ hầu người hạ, áo quần và đồ trang sức đắt tiền như thế nào....

Vì phu nhân Duffingham khóc như mưa như gió, ngài huân tước bèn chuyển cơn giận giữ sang người đàn ông mà ông vẫn đinh ninh là bạn: “Còn ông nữa, Carpley, ít nhất ông cũng có thể ngừng lại trong khi tôi đang nói chứ”!

  1. Yêu thương nhiều hơn
Rất khó định nghĩa yêu thương là gì? ở đây không phải chỉ là chuyện tình nam nữ mà còn hơn thế nữa. Câu chuyện như sau:
“Ngày xưa có cậu bé nhỏ và một cây táo thật to làm bạn với nhau. Cậu bé đến chơi với cây táo mỗi ngày, leo lên cây, hái táo ăn rồi nằm ngủ dưới bóng cây to. Cậu bé rất yêu mến cây táo và cây táo rất thích chơi với cậu.
Thời gian qua mau, cậu bé đã lớn lên và không còn đến chơi với cây táo mỗi ngày nữa. Một ngày nọ, cậu đến ngồi cạnh cây táo và có vẻ buồn bã. Cây táo nói với cậu “tới chơi với tôi đi”. Cậu nói “tôi không còn bé con nữa, tôi không còn thích chơi với cái cây nữa, tôi muốn có tiền để mua đồ chơi, tôi thích đồ chơi”. Cây táo nói “xin lỗí cậu nhé, tôi không có tiền nhưng cậu có thể hái hết những trái táo trên thân tôi rồi mang bán đi để lấy tiền mua đồ chơi”. Cậu bé vui sướng quá, cậu hái hết những trái táo trên cây rồi chạy mang ra chợ bán lấy tiền. Sau đó không thấy cậu trở lại nữa. Cây táo buồn lắm vì nó nhớ cậu bé.
Một thời gian lâu sau, cậu bé lại trở lại ngồi cạnh cây táo nhưng nay cậu đã trở thành một thanh niên đứng tuổi. Cây táo vui sướng quá, nó nói với cậu “tới chơi với tôi đi”, cậu bé có vẻ suy nghĩ rồi cậu nói “tôi không có thời giờ để chơi, tôi phải làm việc để nuôi gia đình tôi, tôi muốn xây một ngôi nhà, cây táo có thể giúp gì cho tôi không?”. Cây táo nói “xin lỗi cậu nhé, tôi không có nhà để cho cậu nhưng mà cậu có thể chặt hết những nhánh cây trên thân tôi, rồi dùng chúng để xây căn nhà cho gia dình cậu”. Cậu thanh niên liền chặt hết những nhánh cây trên thân cây táo rồi vui sướng mang chúng chạy đi. Cây táo mặc dù đã trụi lủi không còn nhánh cây nào trên thân nữa nhưng vẫn sung sướng vì nó đã làm cho cậu thanh niên được vui. Sau đó thì chàng thanh niên lại đi biệt tích và cây táo lại một lần nữa cô đơn và buồn bã vì nhớ cậu thanh niên.
Mãi lâu sau, vào một ngày trưa hè nóng nực, chàng thanh niên lại trở lại và bây giờ chàng đã thành một người đàn ông đứng tuổi. Cây táo thật là mừng rỡ, nó lại mời người đàn ông đến chơi với nó nhưng ông ta lại buồn bã nói “Tôi đang buồn và tôi cũng bắt đầu già rồi. Tôi muốn làm một cái thuyền buồm để đi chơi cho đỡ buồn, cây táo có thể giúp tôi được không?”, cây táo liền nói “cắt cái thân của tôi đi rồi dùng nó mà làm cái thuyền buồm để đi chơi”. Ông ta bèn chặt thân cây táo xuống và mang đi làm một cái thuyền buồm và đi chơi một thời gian thật lâu. Cây táo bây giờ chỉ còn trụi lại cái gốc nhưng nó vẫn chờ đợi để cậu bé ngày nào về lại chơi với nó.
Cuối cùng rồi một ngày kia sau nhiều năm vắng bóng, cậu bé ngày xưa đã trở lại và cây táo nói với cậu ta rằng “cậu bé của tôi ơi, bây giờ tôi không còn trái táo nào để cho cậu nữa”. Cậu bé ngày xưa, bây giờ đã trở thành một ông già trả lời “bây giờ tôi cũng chẳng còn răng để mà cắn”, cây táo lại nói “tôi cũng không còn nhánh cây nào nữa để cho cậu leo chơi”, cậu bé ngày xưa lại buồn bã trả lời “tôi cũng già quá rồi không còn leo trèo được nữa”. Cây táo vừa rơi nước mắt vừa nói “thật ra thì tôi cũng chẳng còn gì để có thể cho cậu được nữa ngoại trừ cái gốc già cằn cỗi đang mục nát này”, cậu bé trả lời “bây giờ tôi không còn cần gì nữa cả, tôi đã mệt mỏi rồi, tôi chỉ muốn có một chỗ dựa lưng để nghỉ ngơi thôi”. Cây táo vui vẻ trả lời “tốt lắm cậu bé ơi, gốc cây già này là một chỗ nghỉ lưng rất thoải mái, lại đây, lại đây, ngồi dựa vào tôi mà nghỉ ngơi”. Cậu bé ngày xưa bèn ngồi xuống dựa vào gốc cây ngơi nghỉ, cây táo cảm thấy thật sung sướng, nở một nụ cười pha lẫn với nước mắt…..
(Bịa thêm tý : Câu chuyện chưa kết thúc, Sau khi nghỉ ngơi ông già về nhà và mang cuốc ra và xới nốt gốc lên để làm củi )
Sinh đôi
Maureen, vợ của Paddy, một công nhân Irland, được đưa vào nhà hộ sinh sáng hôm ấy. Sau chín tháng mang bầu, cô đã cho ra đời hai bé gái sinh đôi tuyệt đẹp.
Sau một ngày lao động trong bụi bặm nơi công trường xây dựng, Paddy rảo bước đến bệnh viện thăm vợ đang nằm trong khu mới sinh, trong không khí mát dịu của buổi chiều thu.
‘Hello, chào em thân yêu’, anh ta đến cạnh giường, thì thầm vào tai Maureen và tò mò liếc mắt nhìn hai em bé sơ sinh do một cô y tá bế trên tay đem đến.
‘Em được hai đứa bé sinh đôi, anh yêu’, Maureen nói. Trong cả mười phút dài dằng dặc, Paddy ngồi lặng yên, sững người, không biết phải hiểu sự việc này ra sao. Tiếng chuông reo trong phòng làm anh ta sực tỉnh. Anh hôn Maureen rồi ra về.
‘Cứt thật!’, anh ta lầu bầu, đi trong hành lang, ‘ông mà tóm được tên khốn nạn kia, ông giết!’
  1. Giờ sung sướng
Không chỉ yêu thương người khác, bạn còn cần yêu thương chính bản thân mình. Dành thời gian để lắng nghe cơ thể, để nói lời yêu thương với chính bản thân mình. Khen bản thân mình, cảm ơn bản thân mình, nhìn thấy ưu điểm của bản thân mình hàng ngày cũng là một hành động quan trọng
Mỗi khi thức dậy bạn hãy hành thời gian cho bản thân mình, đây là một phương pháp
  1. Ra khỏi giường và vận động nhẹ, hít thở sâu, tận hưởng không khí của một ngày mới. Vận động nhẹ nhàng trước để kích hoạt bộ máy cơ thể. Bạn có thể đung đưa, lắc, rung động để thân thể khởi động cho một ngày mới.
  2. Biết ơn, tự nhiên.  Bày Tỏ lòng biết ơn với vũ trụ, với mặt trời, với cơn gió, với cây, với chim, với thiên nhiên xung quanh. Bạn đang được sử dụng chúng một cách miễn phí, không điều kiện. Tự nhiên đã ban cho bạn những thứ vô giá hàng ngày.
  3. Biết ơn con người. Bố mẹ, ông bà, gia đình, vợ con, đồng nghiệp, …tất cả những người bạn nhớ đến, hãy dành sự biết ơn cho họ. Cho dù họ đã làm gì với bạn thì điều đó cũng tạo ra bạn ngày hôm nay. Lòng biết ơn cuộc sống, con người chính là bạn thể hiện sự trân trọng, sự quý giá của cuộc sống. Bạn đang gửi thông điệp cho toàn thể vũ trụ rằng, tôi biết ơn cuộc sống, biết ơn tất cả thì bạn sẽ có niềm vui.  
  4. Biết ơn bản thân mình. Ôm mình bằng tay và gieo suy nghĩ, cảm xúc trân trọng và biết ơn về bản thân mình. Thân thể cũng vô cùng quý giá, hàng tỷ tế bào đang làm việc, các bộ phận cơ quan hoạt động một cách tự nguyện cho bạn. Bạn biết ơn về sự tồn tại, hiện hữu của nó.
Chính lòng biết ơn tự nhiên, con người, bản thân mình là bạn đang tạo ra bể sưởng, bạn đang tạo ra một thế giới yêu thương, tôn trọng, mãn nguyện mà không cần bất cứ điều kiện nào. Mỗi ngày bạn tạo ra năng lượng lớn, nhẹ nhàng, thanh thoát bởi lòng biết ơn sẽ giúp bạn thấy cuộc sống là vĩ đại, mênh mông, giá trị. Bạn nhìn lên bầu trời, các vì sao thì thấy con người chỉ là điều gì đó bé bỏng, yếu ớt. Bạn bày tỏ sự may mắn, sự vui sướng khi được tồn tại và hiện hữu trên thế giới này. Khi đó những chuyện cơm áo gạo tiền, thành bại, danh vọng sẽ rất rất nhỏ. Những lời từ chối, cãi vã, khen chê chỉ là hạt cát.  Lòng biết ơn giúp bạn gắn mình với vũ trụ bao la. Lòng biết ơn giúp bạn trở về với sự rộng lớn, mênh mông của vũ trụ. Khi đó bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc là điều đương nhiên. Bể sướng là điều đương nhiên.
                                        Nguyễn Phú Trung
Bí quyết để bán hàng thành công

Monday, January 6, 2014

Đội nhóm – TEAM: 2 công thức xây dựng đội ngũ hạng A (bài 1)

2 công thức xây dựng cho đội ngũ hạng A
Sẽ khó đạt được thành công lớn nếu chỉ đi có một mình.  Làm việc đội nhóm là một kỹ năng quan trọng để gặt hái kết quả vượt bậc. Đó là một kỹ năng cần được rèn luyện và thực tập. Bài viết này chia sẻ hai công thức giúp bạn xây dựng đội nhóm giấc mơ. Một công thức xây dựng công việc,  Một công thức xây dựng tinh thần.
TEAM = Target + Energy + Action + Method
Mục tiêu (Target)
Đầu tiên cần xác định và chia sẻ mục đích và các mục tiêu cụ thể của nhóm.  Mục đích là những giá trị, lý do tại sao nhóm ra đời. Xác định rõ ràng mục đích của nhóm giúp thành viên biết được giá trị nhận được và giá trị cần đóng góp. Ví dụ, khi tham gia một nhóm học chung với nhau thì trưởng nhóm cần xác định được mục đích là nhóm được sinh ra để  có được kết quả học tập tốt.  Khi chúng tôi tham gia một khóa học về khởi sự doanh nghiệp thì tất cả thành viên cần ý thức được là học nhóm để tạo động lực và giúp nhau hoàn thành khóa học với số điểm đặt ra cụ thể.  
Sau khi xác định rõ ràng lý do, mục đích của nhóm, các thành viên cần làm rõ một số mục tiêu cơ bản. Mục tiêu là cách thức đo lường mục đích có đạt được không? Thường mục tiêu rất quan trọng để phấn đấu và kiểm tra sự tiến bộ. Ví dụ nếu bạn chỉ tuyên bố là chúng ta học nhóm với nhau để mọi người hoàn thành tốt khóa học và tạo động lực cho nhau. Vậy cần cụ thể  ra “hoàn thành tốt” nghĩa là như thế nào?  Mọi người cần đạt bao nhiêu điểm để được gọi là tốt? Tạo động lực cho nhau là gì? Bằng cách nào, đưa ra một số hành động cụ thể để thực hiện, ví dụ số lần gặp nhau trong ngày, tuần, tháng,…
Mục đích và mục tiêu càng SMART (Cụ thể - Specific,Đo lường được – Measurable, Khả thi – Achievable, Thực tế - Realistic và Thời gian – Time) thì lúc triển khai càng dễ thực hiện và hoàn thành. Tuy nhiên, trong nhóm không phải tất cả mọi người sẽ đồng ý và nhất trí 100% cho mục tiêu của nhóm, nhưng nếu không có mục đích thì đội ngũ sẽ không biết tại sao phải đi. Nếu không có mục tiêu thì đội ngũ sẽ không biết phải đi như thế nào?  Những nhóm thành công và nhóm thất bại khác nhau ở điểm nào?
Năng lượng (Energy)
Những nhóm thành công thường là nhóm có năng lượng cao. Bản thân mỗi cá nhân đã có động lực, kỹ năng, động cơ làm việc mạnh mẽ. Họ cam kết hành động và tuân thủ kỷ luật đưa ra. Khó có thể hành động được hiệu quả nếu cả đội không ai tuân thủ kỷ luật đặt ra. Có ba dạng nhóm như sau, căn cứ theo  năng lượng.
Nhóm A  Nhóm tập hợp những con người xuất sắc, năng lượng cao, nhiệt tình, chấp nhận thử thách, tích cực với các bất ngờ ngoài dự đoán.   Trong nhóm có người đã kinh nghiệm, họ thích những bài toán khó, hoặc muốn làm vượt hơn mục tiêu đề ra ban đầu. Họ thích làm hơn sự mong đợi. Đặc biệt,  phần lớn những người trong nhóm A có thái độ tích cực, đặc biệt là tính kỷ luật. Có thể họ không hoàn toàn nhất trí với nhau về mục tiêu, nhưng họ sẽ cố gắng hoàn thành tốt phần việc được giao. Họ ít khi kêu ca và tập trung vào các giải pháp khi có những tình huống khó khăn hoặc tình huống bất ngờ.
Nhóm B thường là nhóm có một số người cam kết, tỷ lệ chiếm ít nhất là khoảng 40%, họ là những người có ảnh hưởng, có tính cách cam kết và động lực tích cực. Họ làm việc nghiêm túc và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại. Thông thường nếu bạn rơi vào nhóm B, bạn sẽ có hai xu hướng. Hoặc trở thành người tích cực năng động trong nhóm hoặc bạn sẽ trở thành người tiêu cực, thụ động, hoặc tệ hơn là phá bĩnh. Tất nhiên là bạn nên chọn trở thành người tích cực. Vì những gì bạn làm hay không làm đều được tính, nó sẽ tác động ngược trở lại. Khi bạn tích cực trong một môi trường âm tính, bạn hỗ trợ đội nhóm, bạn giúp đỡ  đồng đội giải quyết vấn đề, bạn cõng họ vượt qua khó khăn, bạn động viên họ khi họ mệt mỏi, bạn chia sẻ gánh nặng với đồng đội khi họ cạn sức. Những hành động đó sẽ tạo ra dấu ấn trong suy nghĩ, cảm xúc của động đội và sau này thì bạn cũng sẽ nhận được những điều tương tự.
Trường hợp ngược lại, nếu bạn có gặp khó khăn, rơi vào đội nhóm tiêu cực, hay gặp sự phá bĩnh, cùng thuyền với đồng đội không trung thành thì cũng đững buồn làm gì cho mất năng lượng. Đó là những “quả” bạn nhận vì những gì đã gieo trước đây. Nên thái độ tốt  nhất trong các hoàn cảnh đó là, im lặng, làm việc, cống hiến và tạo ra một tấm gương tốt. Thay vì phàn nàn,  oán trách đồng đội, bạn hãy thay đổi bản thân mình trước đó là công nghệ xử lý “quả báo”. Đừng dùng phàn nàn để chống lại phàn nàn, đừng dùng tiêu cực để chống lại tiêu cực, đừng dùng bao biện để chống lại bao biện. Hãy trung hòa những lời phàn nàn bằng ý tưởng hay, giải pháp tốt. Hãy chuyển hóa những lời tiêu cực thành những câu động viên hay, tìm ra những điều ý nghĩa và giá trị mới trong công việc đang làm. Hãy dùng những hành động để chỉnh sửa thay vì bao biện, giải thích.
Nhóm C nói chung không nên tham gia được, vì ai cũng tiêu cực, không có động cơ, tập hợp những người chỉ tham gia cho vui, hoặc làm theo cho có. Đội ngũ đó không có tham vọng, hay khát khao chiến thắng nào hết. Nếu bạn đã từng tham gia vào nhóm này thì một số dấu hiệu như sau. Một là không có mục đích rõ ràng và mục tiêu cụ thể. Không thấy những người tích cực, đứng lên nhận trách nhiệm. Trong nhóm rất ít thấy những lời động viên, những nụ cười được chôn vùi bởi những câu nói nhạo báng, ném đá, tiêu cực và những khuôn mặt cau có, đáng ghét. Nếu bạn rơi vào nhóm C thì sao? “tẩu vi thượng sách” chuồn là tốt nhất.  Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, bạn tin tưởng vào khả năng thì bạn sẽ coi đó là cơ hội để kiểm tra năng lực của mình, nhưng nhắc trước bạn, đừng để một thời gian sau bạn cũng vị nhiễm viruts tiêu cực.
Mọi thứ trong cuộc sống đều là năng lượng. Đội nhóm chiến thắng là đội nhóm có năng lượng cao. Khi bạn quan sát các đội bóng, các cuộc chơi đồng đội, các đội tuyển chơi với tinh thần cao thượng, các cầu thủ chơi một cách cống hiến, gắn kết thì đội nhóm đó thường sẽ vô địch. Hãy vào  A – Team!
Tiếp theo
Bài 2: Xây dựng đội ngũ hạng A

Đội nhóm - TEAM: 2 công thức xây dựng đội ngũ hạng A (bài 2)

(Tiếp bài 1: Đội nhóm - TEAM)
Hành động (Action)
Để có được kết quả tốt thì không thể không hành động. Việc đề ra các hành động cụ thể, vai trò của từng người trong nhóm một cách rõ ràng sẽ giúp đội nhóm hoạt động trơn.  Hành động là những công việc cụ thể được sắp xếp và ưu tiên.
Để không bị lạc hướng và tăng tính hiệu quả của nhóm, bạn cần xác định ra những công việc then chốt, quan trọng. Theo nguyên tắc 80 – 20 thì 20% công việc tạo ra 80% giá trị. Có nghĩa là gì? Không phải mọi công việc có tầm quan trọng giống nhau. Có những việc quan trọng, đem lại giá trị cao hơn, đầu tư vào công việc đó đem lại lợi ích nhiều hơn. Vì vậy Bước 1 là đội của bạn cần liệt kê ra các công việc mà nhóm cần làm. Bước 2 lựa chọn ra những việc quan trọng, có ý nghĩa nhất. Bước 3 tập trung hoàn thành nó sớm nhất có thể, với chất lượng cao nhất.  
Thói quen trì hoãn là thói quen không tốt khi việc cần làm thì không làm, lại đi làm những việc không đáng làm. Hoặc chậm bắt tay vào công việc sẽ càng khiến vấn đề ngày càng chồng chất hơn.  Đa phần , trì hoãn làm những việc quan trọng sẽ càng tạo thêm  việc bận rộn và cấp bách. Mà càng nhiều công việc bận rộn và cấp bách lại càng ít làm được những việc quan trọng. Cách quản lý thời gian thông minh và hiệu quả là luôn đầu tư 60% thời gian cho các công việc quan trọng, 30% thời gian cho các công việc quan trọng và cấp bách, phần còn lại mới dành cho các loại công việc như cấp bách nhưng không quan trọng. Còn những việc chẳng quan trọng, cũng chẳng cấp bách thì bỏ được nhiều thì tốt bấy nhiêu.
Hành động được phân loại theo ba cấp độ. Cấp độ 1 là cấp độ chiến lược (Strategic  action), Cấp độ 2 là chiến thuật (Tactic action). Cấp độ 3 là các hoạt động (activity).
Hành động chiến lược: Khi xây dựng kế hoạch cho nhóm thì đội ngũ của bạn cần đưa ra các hoạt động ở cấp độ chiến lược. Ví dụ, đó là các hoạt động mấu chốt, các người mấu chốt quyết định sự sinh tồn của dự án, của đội ngũ. Các hành động chiến lược thường có tính chất nền tảng, như  liên quan đến tài chính, nhân sự, các nguồn lực quan trọng để triển khai.
Hành động chiến thuật: Các hoạt động mang tính chất chiến thuật ở mức độ cụ thể cao hơn so với các hoạt động chiến lược. Nó tác động vào các mặt xích quan trọng của đội ngũ ví dụ, như xây dựng kế hoạch, cơ chế, nhân lực. Các hành động chiến thuật giúp thực thi các mục tiêu quan trọng. Các hành đồng chiến thuật tác động trực tiếp vào mục tiêu cơ bản, phải hoàn thành.
Hoạt động hàng ngày: Cuối cùng là các hoạt động hàng ngày, các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có thể được mô tả, diễn đạt bằng các bản mô tả công việc cụ thể và chi tiết.
Ví dụ sau để giúp bạn hình dung các cấp độ hoạt động: Để xây dựng một một ngôi nhà, thì các hoạt động chiến lược như, chuẩn bị tài chính, tìm kiếm nhà thầu xây dựng, người thiết kế, giám sát là các công việc nền tảng, mang tính chất then chốt cho việc xây nhà thành công. Thường là các công việc này làm xong thì người sử dụng vẫn chưa thể khai thác được.  Nó vẫn nằm ở trạng thái ẩn, chưa xuất hiện nhưng cực kỳ có ý nghĩa vì đóng vai trò cốt lõi cho sự hoàn thành. Các hoạt động chiến lược mà sai, hoặc thiếu sót sẽ rất tốn kém nếu phải đập đi xây lại hoặc nếu phải thay thế, điều chỉnh.
Để giải quyết các hành động chiến lược thì cần cụ thể hóa bằng các công việc mang tính chất chiến thuật . Ví dụ để chuẩn bị tài chính cho xây dựng thì các phương án tài chính được tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng. Để tìm kiếm nhà thầu xây dựng, cần khảo sát kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, các thỏa thuận liên quan đến điều khoản hợp đồng. Các hoạt động chiến thuật làm bức tranh về dự án, công việc chi tiết và khả thi hơn.
Cuối cùng là giai đoạn đi vào triển khai xây dựng, thi công, giám sát, hoàn thiện để tạo ra ngôi nhà được vẽ ra trong bản kế hoạch. Khi đó các hoạt động được mô tả chi tiết bao gồm công việc, người làm, người giám sát, thời gian hoàn thành, chất lượng yêu cầu và các phương án xử lý nếu có sự cố xảy ra.
Tóm lại, chẳng có gì xảy ra cho đến khi ai đó làm việc. Không chỉ làm việc chăm chỉ, mà đội ngũ cần làm đúng việc và hơn thế nữa cần làm những việc quan trọng và nhiều giá trị. Bằng cách xác định rõ các hành động chiến lược là nền móng, hành động chiến thuật là các trụ cột và hành động đều đặn giống như làm các bức tường. Có như vậy thì ngôi nhà của đội nhóm được xây dựng một cách chắn chắn và nhanh chóng. Bởi vì tốc độ, thời gian cũng là một tham số để đo lường hiệu quả và mức độ thành công. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi hành động, hay quyết định đều đúng. Nếu sai lầm thì cần phải làm gì?
Phương pháp (Method) & Phương pháp luận (Methodology)
Có những chiến lược, chiến thuật và hành động không hiệu quả, không tạo ra giá trị mong đợi, không đạt được thành quả như mong muốn. Cả nhóm cần ngồi lại để xem điều gì cần phải thay đổi. Đặc biệt khi chúng ta không đạt được mục tiêu, cần phải thay đổi điều gì? Ứng xử với các thất bại như là bài học quý giá để tìm ra được cách thức tốt hơn. Khi chiến lược, chiến thuật và hành động như kế hoạch rồi mà vẫn không đem lại điều đội ngũ mong muốn, sẽ có hai thay đổi cần tìm đến.
Một là điều chỉnh phương pháp. Phương pháp là quy trình, cách thức bao gồm cả chiến lược, chiến thuật và các hành động. Khi phương pháp cũ không tạo ra kết quả mong muốn, chúng ta cần tìm ra phương pháp mới. Trong nhiều bối cảnh, cách làm cũ không đáp ứng được với nhu cầu thực tế, không còn phù hợp nữa. Có thể công thức cũ đã giúp bạn và đội ngũ vô cùng thành công trong quá khứ, nhưng chính nó có thể trở thành công thức cho thất bại trong tương lai. Dũng cảm để thay đổi phương pháp là một trong những khó khăn, thử thách lớn nhất của lãnh đạo và đội ngũ để mạo hiểm một con đường chưa có lối, chưa từng trải qua. Chính những phản hồi từ thị trường, từ kết quả, từ khách hàng sẽ giúp chúng ta đánh giá một cách trung thực : Liệu cách thức đang làm có phải là cách tốt nhất hay không? Có giải pháp nào tốt hơn nữa hay không? Và nhớ rằng, cái tốt là kẻ thủ của cái tốt nhất. Ví dụ, trước đây có nhiều doanh nghiệp thành công nhờ phương pháp bán hàng trực tiếp, marketing qua báo chí, nhưng ngày nay, internet mở ra cánh cửa mới, những công nghệ mới cho phép làm những việc mà trước đây chưa thể thực hiện được. Chính những đội ngũ dám tiên phong tìm kiếm các công cụ, công nghệ mới để vượt lên thì mới có thể dẫn đầu và tạo ra cuộc chơi.
Thứ hai là thay đổi phương pháp luận. Mỗi phương pháp đều dựa trên những giả định, niềm tin nào đó, nó đã trở thành định kiến của lĩnh vực ngành nghề. Ví dụ trước đây không ai có thể tin tưởng vào có điện thoại di động, nhưng khi điện thoại di động ra đời thì những chiếc máy điện thoại bàn trở thành đồ cổ được sử dụng như một thứ đồ chơi cho trẻ con trong nhà. Trong lĩnh vực phần mềm chẳng hạn, hệ điều hành đóng đã từng là một đế chế, nhưng khi mã nguồn mở ra đời, nó tạo ra một vương quốc mới. Trước đây, chúng ta nghĩ việc học chỉ có thể thực hiện bằng việc đến trường lớp, hoặc học tập ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ thì giấc mơ của những gia đình quý tộc, nhưng khi www.coursera.org  ra đời, cung cấp những chương trình đào tạo chất lượng cao miễn phí đã tạo ra cơ hội học tập, giao lưu của lớp học toàn cầu với hàng chục nghìn học viên từ hàng trăm quốc gia có thể tham dự, trao đổi, thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà loài người đang phải đối mặt. Phương pháp luận mới bao gồm những tiên đề, hệ thống lý luận mới tạo ra sự sáng tạo và đổi mới mang tính đột phá. Những đội ngũ dũng cảm tìm kiếm cả những phương pháp luận mới là những đội ngũ sẽ thay đổi thế giới, như các ông chủ  đã tạo ra google, apple, facebook,…  Tại sao không phải là đội ngũ của bạn? Chúng ta thường bị giới hạn bởi trí tưởng tưởng đó là câu nói của nhà bác học Enstein. Thách thức với các giả định cũ, niềm tin cũ không phải chuyện dễ dàng nhưng đó không phải là điều không thể.
Như vậy, khi kết  quả tạo ra không như mong đợi, bạn và đội ngũ cần nhìn lại và trả lời câu hỏi? Cần hành động gì khác đi? Cần điều chỉnh chiến thuật khác đi không? Cần tìm kiếm chiến lược mới không? Cần cải tiến phương pháp cũ không? Và có cần tìm kiếm một hệ tư tưởng mới hay không?
Nhóm A (A TEAM)
Câu ngạn ngữ cổ có nói “hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Bạn hãy bắt đầu tại chỗ bạn đang đứng và để cùng đội nhóm tạo ra sự khác biệt. Khi đội ngũ nhìn rõ được mục tiêu, khi đội ngũ được nạp đầy năng lượng, khi các thành viên cam kết hành động, khi các cộng sự nhất quán về phương pháp, bạn đang trong A TEAM.
Con đường mà đội ngũ đang đi không phải lúc nào cũng bằng phẳng, sẽ có những lúc thăng trầm, đôi khi lạc hướng và có nhiều lúc đội ngũ xung đột với nhau. Chuyện đó xảy ra với mọi đội ngũ  trên thế giới, nhưng nếu bạn có cách hành xử tốt thì con đường dù dài đến mấy, gian truân đến đâu thì đội ngũ của bạn vẫn sẽ đến đích. Những đội nhóm thành công từ  quy mô nhỏ đến quy mô lớn thường tuân thủ những nguyên tắc như sau
Trust (Sự tin tưởng), tạo ra sự tin tưởng và giữ sự tin tưởng cho đồng đội và tin tưởng vào đồng đội. Từ những cam kết nhỏ như đúng giờ, ra kết quả đúng hẹn. Khi bạn chắc chắn với người khác về điều họ muốn thì thế giới sẽ chắn chắn cho điều bạn muốn.
Encouragement (Thúc đẩy, động viên): Tìm cách động viên, thúc đẩy, khuyến khích để mọi thành viên làm hơn sự mong đợi, khai khá tất cả tiềm năng còn đang ẩn tàng trong mỗi cá nhân. Mỗi thành viên trong nhóm 7 người chỉ cần làm tốt hơn 10% thì cả đội sẽ có thể tăng hiệu quả lên 200% (vì 1.1 mũ bẩy là 1.96..sấp xỉ 200%)
Acknowledgement (Công nhận, thừa nhận, tôn trọng): Ai cũng cần được sự tôn trọng, sự thừa nhận. Mọi người để có phẩm chất tốt, rất ít người đã sử dụng hết tiềm năng của bản thân, mỗi người mới chỉ dùng chưa đến 3% khả năng sáng tạo và năng lượng của mình. Đừng coi thường ai cả, kể cả người thất bại, sai lầm thì hãy tôn trọng bài học và kinh nghiệm của họ.
Magic (Sự kỳ diệu) Chúng ta gặp nhau, trong cùng một đội ngũ là một phép màu. Có hàng tỷ người trên thế giới, xác suất để bạn làm việc, gặp gỡ với đồng đội là một tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn tỷ lệ trúng xố số độc đặc. Đừng coi thường điều đó, mà hãy coi đó là một sự diệu kỳ, rất nhiều lý do mà bạn không biết để trong cuộc sống chúng ta gặp nhau, vì vậy hãy tạo cho nhau những điều kỳ diệu, những món quá, những niềm vui, những bài học ý nghĩa để nuôi dưỡng sự diệu kỳ đó hàng ngày.
Công thức cho A TEAM là
  1. TEAM = Target + Energy + Action + Method
  2. TEAM = Trust + Encouragement + Acknowledgement + Magic
Xây dựng đội ngũ kiết xuất của bạn hôm nay