Sunday, October 9, 2011

Làm thế nào để lắng nghe

Làm thế nào để lắng nghe

Người quan trọng nhất trong mọi tổ chức là người mà có ảnh thưởng và thuyết phục nhất với người khác. Khi họ càng thích và kính trọng bạn, thì họ càng cởi mở những thông điệp và ý tưởng của bạn. Khi bạn càng trở nên thuyết phục, bạn càng trở nên hiệu quả trong mọi việc bạn đang làm.
Một trong những mục đích của cuộc sống là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với càng nhiều người. Càng có nhiều bạn, thì bạn càng hạnh phúc. Càng có nhiều người hiểu tích cực về bạn, thì bạn càng thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Học cách lắng nghe người khác là phẩm chất của cả con người và lãnh đạo. Khi bạn càng lắng nghe tốt hơn, thì họ càng thích, kính trọng và tin tưởng bạn nhiều hơn, dẫn đến mối quan hệ được cải thiện nhanh và tốt hơn, cả tại nhà và công sở.
Trong bài này, bạn sẽ học những kỹ thuật quan trọng nhất đã từng được phát hiện để xây dựng và duy trì mối quan hệ chất lượng với người khác.
Trong bài này bạn sẽ học:
  • 4 chìa khóa để lắng nghe hiệu quả
  • 4 yếu tố của thuyết trình bán hàng
  • 4 lĩnh vực trong kinh doanh mà lắng nghe đóng vai trò quan trọng
  • 4 kiểu lắng nghe
  1. Hạnh phúc là mục đích chính của cuộc đời bạn, và 85% hạnh phúc đến từ mối quan hệ với người khác
    1. Một trong những mục đích lớn của cuộc sống là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt hơn với nhiều người hơn
    2. Thành công trong cuộc sống quyết định phần lớn bởi số lượng người bạn biết và những người biết bạn và thích bạn
    3. Bạn luôn luôn thích những người khi mà họ thích bạn và khi họ lắng nghe gần gũi với những điều bạn nói.
  2. Bạn thường xuyên lắng nghe người mà bạn nhận được giá trị nhiều nhất và quan tâm
    1. Bạn không để ý những người mà bạn không đem lại giá trị và không quan tâm
    2. Mọi thứ đều có ý nghĩa. Cách bạn lắng nghe hoặc thất bại khi lắng nghe sẽ gửi đến thông điệp ảnh hưởng đến cách người khác nghĩ về bạn và tin tưởng và ý tưởng của bạn
    3. Những người ảnh hưởng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực đều là người lắng nghe giỏi. Lắng nghe là phẩm chất thiết yếu của lãnh đạo

  1. Có 4 chìa khóa để lắng nghe hiệu quả. Bạn càng học và thực hành những kỹ năng lắng nghe này thì bạn ngày càng ảnh hưởng.
    1. Lắng nghe chú ý – lắng nghe mà không ngắt lời
                                                               i.      Hướng người về phía trước, nhìn vào mắt người đối diện trực tiếp
                                                             ii.      Gật đầu, mỉm cười, đồng ý – tham gia toàn bộ
                                                            iii.      Không cắt ngang và chen ngang
                                                           iv.      Chăm chú lắng nghe là hình thức cao nhất của tâng bốc
                                                             v.      Lắng nghe tập trung làm tăng huyết áp, tăng mức độ hô hấp, tự kính trọng và cảm giác giá trị của người được lắng nghe
                                                           vi.      Nguyên tắc: Lắng nghe xây dựng lòng tin!
    1. Dừng lại trước khi trả lời – cho phép những khoảng khắc im lặng
                                                               i.      Dừng lại tránh khả năng cắt ngang
                                                             ii.      Dừng lại cho phép nghe tốt hơn
                                                            iii.      Dừng lại để thể hiện với người nói là bạn lắng nghe cẩn thận từng từ của họ
    1. Hỏi để làm sáng tỏ - Thể hiện sự quan tâm chân thành
                                                               i.      Không bao cho phép bạn thể hiện là hiểu một cách tuyệt đối
                                                             ii.      Câu hỏi khuyến khích người nói mở rộng ý tưởng
                                                            iii.      Câu hỏi cho bạn cơ hội lắng nghe
                                                           iv.      Câu hỏi tốt nhất? “điều anh nói ý là gì?”
                                                             v.      Các câu hỏi khác bắt đầu với: “Cái gì, ở đâu, khi nào, ai, cách nào và tại sao;”
                                                           vi.      Người đặt câu hỏi nắm quyền kiểm soát
    1. Phản hổi và đáp lại; tóm tắt lại với ngôn từ của bạn
                                                               i.      Tóm tắt lại là cách kiểm tra nhanh sự lắng nghe của bạn
                                                             ii.      Tóm tắt lại chứng minh với người nói là bạn thực sự lắng nghe
                                                            iii.      Nó đặt bạn vào vị trí trả lời và trình bày hiệu quả hơn
  1. Hãy coi mỗi quan hệ khi bạn cố gắng ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng đều là một cuộc thuyết trình bán hàng
    1. 40% của bán hàng  là xây dựng sự tin tưởng
    2. 30% của bán hàng là xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của người khác và hòa điệu với bài toán và quan tâm
    3. 20% của bán hành là thuyết trình về ý tưởng như là cách tốt nhất để họ đạt được mục tiêu và mục đích.
    4. 10% cuối cùng của bán hàng là kiểm tra sự hiểu, có được sự tham gia ở mỗi công đoạn
  2. Thực hành nguyên tắc 70/30 trong hội thoại
    1. Thống trị sự lắng nghe: Để người nói thống trị khâu nói
  3. Có vài lĩnh vực trong kinh doanh mà kỹ năng lắng nghe có thể là công cụ giao tiếp mạnh mẽ.
    1. Phỏng vấn – Để tuyển dụng hoặc thuê người – hỏi câu hỏi và khuyến khích người kia nói
    2. Kỷ luật và phản hồi – nói về vấn đề bạn băn khoăn và sau đó đặt câu hỏi;
    3. Khiếu nại – từ khách hàng, ông chủ - lắng nghe họ một cách toàn bộ không giải thích hoặc chống cự
                                                               i.      Hỏi, “Chính xác điều gì xảy ra?”
                                                             ii.      Hỏi, “Anh nói thế nghĩa là gì ?”
                                                            iii.      Hỏi, “Anh có thể đưa ra ví dụ cụ thể?”
    1. Bán hàng – Khi bạn trải nghiệm sử phối đổi và chống lại
    2. Đặt câu hỏi, Lắng nghe tập trung câu trả lời
  1. Có 4 kiểu lắng nghe
    1. Lắng nghe để thấu hiểu – Đặt câu hỏi;
    2. Lắng nghe để giúp đỡ - kiên nhẫn và đồng cảm
    3. Lắng nghe suy ngẫm – Tóm lược những suy nghĩ và cảm xúc của người nghe
    4. Lắng nghe tích cực – Tham gia đầy đủ vào câu nói của khách hàng
Bạn có hai tai và một cái mồm – Bạn nên sử dụng theo tỷ lệ đó
Nguyễn Phú Trung
Biên soạn theo tài liệu How to Listen của Brian Tracy

Thursday, September 15, 2011

Tối đa hóa tiềm năng địa bàn


Tối đa hóa tiềm năng địa bàn
“Mọi thành công doanh nghiệp đều dựa trên cái gọi là bán hàng, điều tối thiểu là những khoảng khắc kết hôn giữa doanh nghiệp và khách hàng”
Bạn có thể sử dụng vài giờ hoặc vài ngày để tạo ra một giao dịch. Công ty sử dụng vài tháng hoặc vài năm để hỗ trợ sản phẩm hoặc dịch vụ. Giai đoạn nào của bán hàng là quan trọng nhất trước giao dịch hay là sau đó?
Cả hai đều quan trọng. Nhưng bán hàng sau khi giao dịch – dưới dạng dịch vụ, hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu – quyết định sự thỏa mãn khách hàng, giới thiệu khách hàng mới, mua hàng lại và thành công lâu dài cho công việc kinh doanh.
Sự thành công trong bán hàng và doanh số được xác định bởi mức độ làm tốt trong việc tối đa hóa địa bàn. 80% doanh số đến từ 20% khách hàng tiềm năng và khách hàng. Công việc của bạn là phân tích địa bàn và phát triển 20% khách hàng tiềm năng trở thành những khách hàng có giá trị nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất
Trong bài này bạn sẽ học
  • Phân loại những khách hàng lớn khỏi những khách hàng nhỏ
  • Kế hoạch và quản lý địa bàn hiệu quả hơn
  • Bố trí thời gian cho mỗi giai đoạn trong hoạt động bán hàng và dịch vụ
  • Đạt được doanh số lớn hơn và tái mua hàng từ cơ sở khách hàng
Lập kế hoạch chiến lược – Làm thế nào để tăng “tỷ lệ thu hồi trên vốn đầu tư” của tổ chức bằng cách sắp xếp lại và tái cấu trúc nguồn lực của nó?
a)      Lập kế hoạch chiến lược cá nhân – Làm thế nào để tăng cường “thu hoạch trên năng lượng”
b)      Xem địa bàn bán hàng như một khu ruộng mà bạn phải gieo trồng và thu hoạch
c)      Xác định cách bạn sẽ tập trung năng lượng
  1. Sự khác biệt giữa khách hàng lớn và khách hàng nhỏ trong việc quản lý địa bàn
    1. Trong giao dịch nhỏ, sự tin cậy sẽ có thể thấp
    2. Trong giao dịch nhỏ, áp lực sẽ có thể cao
    3. Giao dịch nhỏ đòi hỏi sự thường xuyên tiếp xúc, và tập trung vào nhiều cuộc gọi
    4. Khách hàng lớn đòi hỏi chiến lược và nhiều tư duy
    5. Khách hàng nhỏ đòi hỏi năng suất, sử dụng thời gian hiệu quả
    6. Khách hàng lớn đòi hỏi hiệu quả, sử dụng thời gian tốt nhất để tối đa hóa tiềm năng
    7. Khách hàng nhỏ yêu cầu mức độ hoạt động cao
    8. Khách hàng lớn yêu cầu nhiều thời gian hơn trong việc lập kế hoạch
  2. Tương lai của công việc kinh doanh dựa trên khả năng phát triển những khách hàng lớn trong địa bàn
Công việc của bạn là tập trung vào những giao dịch áp thực thấp và gần như không có, những giao dịch có độ tin cậy cao và doanh số lớn
    1. Số lượng khách hàng lớn thường ít
    2. Tiềm năng của mỗi khách hàng lớn thường nhiều hơn
    3. Chi phí thất bại sẽ đáng kể
    4. Lập kế hoạch được yêu cầu nhiều hơn
80% kết quả được quyết định bởi 20% thời gian bạn sử dụng vào lập kế hoạch với các khách hàng lớn
  1. 5 nhóm kiến thức cơ bản được đòi hỏi để lập kế hoạch và quản lý thị trường một cách chiến lược
    1. Kiến thức doanh nghiệp – quá khứ, hiện tại và tương lai của công ty mà bạn sẽ bán hàng
    2. Bạn cần kiến thức về giải pháp của sản phẩm và dịch vụ
    3. Bạn cần hiểu biết về thị trường
    4. Bạn phải biết về sự cạnh tranh
    5. Bạn cần hiểu đầy đủ về công việc; bạn cần trở thành một người chuyên nghiệp
  2. Một số nguyên tắc liên quan đến chiến lược
    1. Hành động mà không có kế hoạch là nguyên nhân của mọi thất bại.
    2. Bán hàng và dịch vụ được thực hiện trong trận địa; chiến lược và kế hoạch được lập ở văn phòng
    3. Phát triển thị trường chiến lược cần làm việc liên tục
    4. Khách hàng lớn dễ tác động bởi cạnh tranh
    5. Chiến lược là chìa khóa để đòn bẩy cho bản thân, để có được thu hoạch cao nhất khi đầu tư thời gian vào thị trường
  3. 8 chìa khóa để phân tích thị trường
    1. Ai là khách hàng?
    2. Khách hàng ở đâu?
    3. Cách mà khách hàng mua?
    4. Tại sao khách hàng mua?
    5. Cần phải chứng minh điều gì để khách hàng mua hàng?
    6. Lợi ích cụ thể nào mà sản phẩm và dịch vụ của bạn cung cấp?
    7. Khi nào khách hàng mua?
    8. Nhu cầu nào sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ thỏa mãn?
  4. 5 nguyên tắc cơ bản để xác định những khách hàng lý tưởng trong địa bàn
    1. Tìm kiếm những khách hàng có tiềm năng lớn;
    2. Sử dụng nhiều thời gian cho những khách hàng tiềm năng quan trọng
    3. Sử dụng nhiều thời gian vào chiến lược và lập kế hoạch sẽ tạo ra sự khác biệt
    4. Làm việc với những khách hàng mà sự cạnh tranh là yếu tố chính và bạn có khả năng đánh bại đối thủ
    5. Luôn luôn nhớ rằng một số ít khách hàng lớn tốt hơn nhiều khách hàng nhỏ
  5. 9 ý tưởng cơ bản trong lập kế hoạch cho khách hàng chính
    1. Xác định những khách hàng lớn bởi kích cỡ và tiềm năng
    2. Xét duyệt họ - xác định họ mua được bao nhiêu và tình hình của họ hiện nay
    3. Phân tích họ dựa trên số lượng sản phẩm và dịch vụ họ có thể tiêu thụ
    4. Đánh giá họ dựa trên xắc suất trở thành khách hàng mới
    5. Tìm hiểu xem ai là người ra quyết định
    6. Xác định những tiêu chí mua hàng: Bằng cách nào họ sẽ ra quyết định mua từ bạn thay vì từ đối thủ?
    7. Lập kế hoạch cho từng giai đoạn trong quy trình bán hàng và dịch vụ
    8. Xác định những điểm tác động ảnh hưởng chính sẽ tạo ra những lợi thế chiến thắng
Khả năng quan trọng nhất là khả năng tư duy. Bạn là người làm việc trí tuệ. Suy nghĩ, kế hoạch trước, tổ chức hoạt động bán hàng và dịch vụ, thu thập thông tin và tập trung toàn bộ vào những khách hàng chính trong địa bàn.
Nguyễn Phú Trung
Biên soạn dựa theo tài liệu Maximizing your Territority’s Potential của Brian Tracy