Wednesday, June 6, 2012

Quản lý nghiệp - Khai mở thành công cá nhân và thịnh vượng tài chính dưới góc nhìn phật giáo



Quản lý nghiệp
Khai mở thành công cá nhân và thịnh vượng tài chính dưới góc nhìn phật giáo
Tác giả: Geshe Michael Roach, Lama Christie McNally, Và Michael Gordon.

Có hàng tá cuốn sách trên thị trường nói về bí quyết thành công, nhưng chưa có cuốn nào phơi bày được bản chất.
Chỉ sau khi nhai nuốt tác phẩm Quản lý nghiệp – Khai mở thành công cá nhân và thịnh vượng tài chính dưới góc nhìn phật giáo, bạn sẽ ‘triệt ngộ’ quy luật của thành công. 8 luật được trình bày sắc bén như gươm, chọc thẳng vào vướng mắc bạn đang băn khoăn trên hành trình tìm đến ước mơ.
Không tiền, không kinh nghiệm vẫn thành công đỉnh cao
Một trong tác giả cuốn sách có lai lịch đặc biệt. Là người Mỹ nhưng khát khao minh triết phương Đông. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và tu hành Phật pháp tại Tây Tạng, ông được sư phụ giao nhiệm vụ buồn cười là đi  kinh doanh. Với tình yêu và sự kính trọng vô hạn thầy, Geshe Michael Roach vâng lời đi xây dựng doanh nghiệp. Ông là người đồng sáng lập công ty Andin International Diamond Corporation đi từ con số không đến doanh số 200 triệu USD Mỹ mỗi năm, được tỉ phú giàu nhất nhì thế giới Warren Buffet mua lại.  Một người xa rời với thế giới nhiều năm, không vốn liếng, không kinh nghiệm thương trường, chỉ ở lần khởi nghiệp đầu tiên ngài có thành quả mà hàng tỷ người mơ ước.
Không chơi trò chơi may rủi
Có lúc thành công, có lúc thất bại. Có việc bạn rất nỗ lực nhưng không có kết quả mong đợi, đôi khi may mắn lại đến với bạn một cách bất ngờ. Tuy nhiên, mọi thứ đến với bạn không phải vô cớ, không phải ngẫu nhiên, chúng được sắp xếp theo luật nhân quả.
                        Muốn ăn táo đừng trồng hạt mít
Luật thứ nhất: Ngưng làm những việc không hiệu quả. Nếu bạn hiểu nhầm bản chất thành công thì bạn không thể nào thành công. Nói theo cuốn sách “tất cả thất bại đều đến từ sự hiểu lầm”. Luật thứ hai: Đi tìm nguyên nhân của những nguyên nhân. Bạn cắm chìa khóa vào xe và khởi động cho xe chạy. Mọi ngày chuyện đó diễn ra bình thường, nhưng đến một hôm xe không chạy được bạn mới kiểm tra lại động cơ. Trong tình huống này, chìa khóa là nguyên nhân ảo, còn nguyên nhân thực là động cơ khiến cho xe không chạy được. Nguyên nhân thật sự của mọi thành công đó là nghiệp. Nghiệp được tác giả định nghĩa là một dạng tiếng vọng của suy nghĩ, lời nói và hành động. Mọi điều bạn làm sẽ quay trở lại với chính bạn.
Luật thứ ba: Xác định đối tác tâm linh
Đồng nghiệp, khách hàng, nhân viên và thế giới là những đối tác tâm linh. Bạn muốn thành công hãy gieo hạt giống thành công vào các đối tác này thì sự thành công sẽ quay trở lại với bạn. Là chủ doanh nghiệp, bạn giúp khách hàng sử dụng sản phẩm thật tốt, nhận được đầy đủ giá trị hoặc thậm chí hơn những gì yêu cầu. Bạn giúp nhân viên có công việc ổn định, tài chính tốt, đảm bảo cuộc sống gia đình. Bạn giúp cho nhà cung cấp nhận đủ tiền, thanh toán đúng hẹn cho họ, đảm bảo sự thành công của họ. Doanh nghiệp của bạn đem lại lợi ích cho đất nước, cộng đồng thì chắc chắn bản thân bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp sẽ thành công. Thiếu đi một trong những yếu tố trên thì sự thành công sẽ giảm đi phần nào.
Thành công mà không mãn nguyện là sự thất bại
Để thành công cho bản thân hãy làm cho người khác trước, đó là nguyên lý của quản lý nghiệp. Bạn đảm bảo thành công của mình bằng cách đảm bảo thành công cho người khác. Luật thứ tư : Hãy bắt đầu từ chính bản thân mình. Đặt mục tiêu giúp đỡ người khác, làm hơn điều họ mong đợi, phục vụ họ như cách bạn muốn được phục vụ. Luật thứ năm: Ngưng ra quyết định. Khi bạn đã gieo đủ nghiệp tốt thì bạn chẳng cần ra quyết định nữa, vì bản thân quyết định chỉ làm bạn càng thêm rối rắm. Đơn giản là làm theo Luật thứ 6: Lắp ghim cho chiếc dập ghim của bạn. Hãy hành động vì cho dù thế nào đi nữa, khi bạn luôn làm tốt, liên tục chăm sóc các hạt mầm trên các đối tác tâm linh thì vụ mùa sẽ đến. 
Luật thứ bảy: Đưa những vấn đề của bạn vươn xa hơn mong đợi.  Nhân viên không trung thành đó có thể là do bạn đã từng không trung thành với ai đó. Nếu khách hàng không trả tiền cho bạn thì có thể bạn đã từng quỵt tiền của ai khác. Bạn nên biết ơn những vấn đề xảy ra, bạn đang gặt những gì bạn đã từng gieo. Thay vì phàn nản, đổ lỗi, oán trách hãy tiếp tục gieo hạt giống giống trung thành, đúng hẹn với người khác thì vấn đề của bạn sẽ được chữa trị.  Luật thứ tám: Tái đầu tư nghiệp. Khi bạn thành công cũng đừng chủ quan, hãy dùng nó làm cơ sở, làm hạt giống để gieo vào vụ mùa tiếp theo. Chăm sóc, quan tâm đến đến sự thành công của người khác, dùng tiền, tài chính, kiến thức, kinh nghiệm để tái đầu tư vào việc giúp người khác thành công chính là xây dựng nền móng và đảm bảo cho thành công của bản thân.
Tóm lại, bạn liên hệ mật thiết với người xung quanh. Giúp đỡ, yêu thương, chăm sóc, đảm bảo cho sự thành công của người xung quanh là bạn đang làm cho chính mình. Hãy đi gieo những gì bạn muốn gặt

Tặng : 500 cuốn sách free,
Địa điểm nhận sách: Số 9 ngõ 36 Nguyên Hồng, Công ty Phong Thủy Bất Động Sản Đại Hưng
www.phongthuyvuong.com

Điện thoại liên hệ: 0904 926 646. 
Thời hạn 6.6/2012 - 8.8/2012:
Email: kinhdoanhdukich@gmail.com.


Sunday, June 3, 2012

Làm chủ nỗi sợ hãi



LÀM CHỦ NỖI SỢ HÃI
Chuyển hóa nỗi sợ thành lòng dũng cảm.

Không chỉ có bạn mà tất cả mọi người đều có nỗi sợ nào đó. Nỗi sợ ngăn cản chúng ta hành động, làm hạn chế sức mạnh và đánh mất cơ hội để thành công và hạnh phúc.
Đơn cử một ví dụ, nỗi sợ thất bại. Trước khi chúng ta thực hiện một dự án, gặp gỡ khách hàng, hay đưa ra một ý kiến nào đó, trong suy nghĩ đã nảy sinh một số câu hỏi: Liệu dự án thất bại thì sao, nếu khách hàng không thích sản phẩm và dịch vụ của chúng ta thì sẽ như thế nào, đưa ra ý kiến nếu người khác từ chối thì mình sẽ ngượng ngùng. Nỗi sợ chính là những dự đoán sai lầm về tương lai. Nó chưa thực sự xảy ra nhưng chúng ta đã tưởng tượng ra nó là như thế này, như thế kia.
Chính vì những dự đoán chưa có thật, chúng ta có thể đánh mất cơ hội, mất đi khách hàng, bỏ lỡ ý tưởng hay và cuối cùng là chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc về những điều đám làm nhưng không làm. Cơ hội qua đi sẽ không trở lại, chính vì cơ hội luôn đi kèm với thử thách, khó khăn nhất định nếu chúng ta từ bỏ, chưa thực sự dũng cảm để tiến lên sẽ khiến chúng ta không phát triển và không học hỏi điều gì từ những cơ hội đem lại. Cơ hội càng lớn thì thử thách càng nhiều và càng cần lòng dũng cảm cao để làm chủ và vượt lên nỗi sợ.
Trong việc tìm kiếm khách hàng cũng vậy, nếu bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhưng bạn sợ giới thiệu cho khách hàng, sợ gặp khách hàng thì sản phẫm mãi mãi chỉ nằm ở trong kho, dịch vụ mãi mãi chôn vùi trong dự định. Có thể khách hàng không mua sản phẩm, dịch vụ, có thể họ chê điều này điều kia, nhưng nếu bạn không tiếp cận, không giới thiệu thì 100% là sẽ không bán được. Nỗi sợ kẻ thù đầu tiên khiến cho bạn không hành động, không dám dấn bước, không dám bước ra khỏi vùng thoải mái để làm điều gì đó cho dùng nó có kết quả hay không.
Hàng ngày, chúng ta thường có ý kiến, sự góp ý, hay ý tưởng hay, đôi khi chúng ta sợ không dám nêu ra, không đề cập ý tưởng tưởng hoặc không góp ý bởi vì sợ rằng người nghe sẽ không thích, hoặc họ sẽ phản ứng tiêu cực. Nhưng khi biết rằng nó là đúng, nó là cần thiết bạn vẫn có thể không làm gì cả bởi vì nỗi sợ bên trong. Có thể ý tưởng giúp người khác thay đổi hoặc mang lại sự cải tiến tiết kiệm hàng đống tiền cho hoạt động doanh nghiệp, nhưng vì lo lắng những điều chưa xảy ra, bạn đã không cất tiếng. Bạn ơi, bạn đã đánh mất ý tưởng của bạn và của người khác. Nếu nó trở thành thói quen, thành nếp sống thì đó là điều thực sự đáng ngại. Nỗi sợ sẽ gặm nhấm bạn như căn bệnh ung thư, càng ngày càng phát triển và ăn hết các tế bào lành mạnh, các phẩm chất tốt đẹp khác trong bạn.

Tham gia buổi tọa đàm:
Làm chủ nỗi sợ hãi
Chuyển hóa nỗi sợ thành lòng dũng cảm

MỤC TIÊU:
Chia sẻ trải nghiệm trong việc nuôi dưỡng đời sống tinh thần, thân thể, cảm xúc,  ý chí, thông qua “làm chủ nỗi sợ hãi”.
NỘI DUNG CUỘC TỌA ĐÀM:
Nỗi sợ nào đang len lỏi trong tâm hồn bạn?
Làm thế nào để nhận diện nó?
Nỗi sợ đang chắn ngang con đường vươn tới thành công của bạn như thế nào?
Làm thế nào để đánh bật cảm giác chán nản, trì hoãn, thiếu tự chủ và mất hăng hái ra khỏi quá trình phát triển bản thân của bạn?
LỢI ÍCH TỪ CUỘC TỌA ĐÀM:
Hiểu rõ chính bản thân mình hơn
Biến trải nghiệm của người khác thành kiến thức của mình
Học thêm một cách để dành quyền kiểm soát và điều khiển suy nghĩ.
Diễn giả: Chử Thị Thanh Hương, Giám đốc công ty tư vấn đào tạo Người Mở Đường.
Sau thời gian dài làm việc ở nước ngoài, chị về Việt Nam để xây dựng sự nghiệp. Khi tìm được niềm đam mê trong lĩnh vực đào tạo, chị đã xây dựng công ty đào tạo Người Mở Đường trở thành một doanh nghiệp tư vấn đào tạo chuyên nghiệp, nhắm đến đối tượng khách hàng là nhà nước, bộ, ban, ngành của chính phủ. Sản phẩm đào tạo của chị đã được chấp nhận rộng rãi, công nhận thành chương trình chính thức đào tạo về quản lý, lãnh đạo cho Bộ Nội Vụ, được nhiều cơ quan, ban ngành của nhà nước sử dụng để huấn luyện các công chức, cán bộ. Để có thành công chị phải vượt qua nhiều thăng trầm, khó khăn, đặc biệt là nỗi sợ khi phải mở đường, tìm ra những sản phẩm đào tạo mới, cung cấp cho khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng lớn, chi phối hoạt động của quốc gia. Để những sản phẩm đào tạo này được cơ quan cấp Bộ chấp nhận là một hành trình gian nản, chông gai, thử thách và đầy những điều bất ngờ. Đòi hỏi không chỉ chất lượng sản phẩm, mối quan hệ và đặc biệt là lòng can đảm.
Đăng ký tham gia buổi tọa đàm:


  Làm chủ nỗi sợ hãi
Chuyển hóa nỗi sợ thành lòng dũng cảm

Bạn không chỉ được học hỏi từ diễn giả mà còn từ hàng chục thành viên CLB Doanh nhân GBI, mỗi người đều có kinh nghiệm, bài học về việc làm chủ nỗi sợ và phát triển lòng dũng cảm.
Giới thiệu về CLB doanh nhân GBI
CLB doanh nhân GBI xuất phát từ 50 học viên, doanh nhân tham gia khóa học Trường kinh doanh du kích GBI tại Singapore tháng 5/2011, Với kiến thức quý báu học được từ khóa học, với niềm tin Sự thành công là đem lại giá trị cho công đồng. Các thành viên tạo ra một CLB hoàn toàn khác biệt với tầm nhìn và sứ mệnh để định hướng hành động.

Tầm nhìn và sứ mệnh CLB Doanh nhân GBI
Sứ mệnh
Cam kết giúp nhau thành công, ứng dụng kiến thức trường kinh doanh du kích vào thực tế. Cống hiến giá trị kinh nghiệm thành công cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam
Tầm nhìn từ 2012 - 2015
Giúp cho 50% doanh nhân trong câu lạc bộ có được tài sản hơn  1 triệu usd, chia sẻ kiến thức cho 10,000 người có mong muốn kinh doanh, lập doanh nghiệp, hoặc đang làm doanh nghiệp
  • Thành lập clb với số lượng hội viên từ 20- 50 thành viên cốt lõi
  • Ôn lại và áp dụng kiến thức GBI
  • Chia sẻ và ứng dụng triết lý kinh doanh GBI
  • Kết nối cơ hội kinh doanh thực tế
Giá trị thành viên GBI nhận được
Có trên 10 thành viên trở thành triệu phú usd
Sau 3 năm phát triển được 50 thành viên
Chia sẻ kiến thức trường kinh doanh du kích cho 10,000 người
(Đang xây dựng. Website: www.truongkinhdoanhdukich.com)

Thời gian và địa điểm sự kiện
Thời gian: 8h30 – 11h30 am: Chủ nhật ngày, 17/06/2012
Địa điểm: Văn phòng hoạt động CLB doanh nhân GBI,
Café Smile, số 60 ngõ 850 đường Láng

Đăng ký với Thư ký CLB Mr Trung: 0904 926 646. email: kinhdoanhdukich@gmail.com
Do số lượng có hạn (50 người) và là quà tặng giá trị của Diễn giả nên anh chị vui lòng đăng ký trước qua email.
Lệ phí tham dự: 100,000 vnđ (đã bao gồm đồ uống)
Ưu tiên những khách mời tham dự đóng tiền trước để chắc chắn có chỗ ngồi.
Tài khoản, Nguyễn Phú Trung  0451001733537, ngân hàng Vietcombank
Nội dung chuyển tiền (ghi rõ):
Tham gia “Làm chủ nỗi sợ hãi”.

Dịch vụ hoàn hảo


Dịch vụ hoàn hảo
“Nếu tốc độ thay đổi ở bên ngoài vượt trên tốc độ thay đổi ở bên trong, cái chết của doanh nghiệp đã gần đến” (Jack Welch)
Bất kể bạn làm điều gì trong công ty hay tổ chức, công việc của bạn là “Người giải quyết vấn đề” và chức năng công việc là “thỏa mãn khách hàng”.
Khách hàng  là tất cả mọi người mà bạn phụ thuộc vào để thành công của bạn tiếp diễn và sự an toàn trong công việc của bạn. Khách hàng là bất cứ người nào phụ thuộc vào bạn để họ có thể thành công và an toàn.
Những người giỏi nhất và những công ty tốt nhất thấm nhuần tư tưởng dịch vụ khách hàng. Khách hàng là người quyết định quan trọng nhất trong suy nghĩ của họ. Mọi thứ họ làm là để thỏa mãn khách hàng tốt hơn theo cách nào đó.
Như Sam Walton nói, “ông chủ thực sự luôn luôn là khách hàng. Họ có thể đuổi việc chúng ta bất cứ khi nào bằng việc đơn giản là quyết định chi tiền của mình vào chỗ khác”
Khả năng phát triển và duy trì sự danh tiếng về mức độ dịch vụ khách hàng chất lượng cao là chìa khóa để thành công và sự thịnh vượng cho tổ chức và tiến đến thành công trong sự nghiệp.
Trong bài này bạn sẽ học:
  • 4 mức độ của dịch vụ khách hàng
  • 4 mức độ của sản phẩm
  • Làm thế nào để phát triển chiến lược dịch vụ khách hàng
  • Quyết định mức độ chất lượng của bạn trên thị trường
Dịch vụ hoàn hảo
Khả năng phát triển và duy trì danh tiếng về mức độ dịch vụ hoàn hào là chìa khóa để thành công và thịnh vượng cho tổ chức và thành công trong sự nghiệp
  1. Công việc của bạn là gì? Tạo ra và giữ gìn khách hàng
    1. Công ty chỉ nghe được 4% từ khách hàng không hài lòng
    2. 96% ra đi mà không nói gì. 91% không quay trở lại
    3. Khách hàng không hài lòng nói với 8 đến 10 người khác
    4. 70% mua lại hàng hóa nếu bài toán của họ được giải quyết
    5. 95% mua lại nếu vấn đề của họ được giải quyết ngay lập tức
    6. Chi phí cần bỏ ra là 6 lần để tìm khách hàng mới so với việc giữ khách hàng cũ
  2. Thành công của doanh nghiệp được quyết định bởi hạng mức chất lượng trên thị trường
    1. Định nghĩ về chất lượng? Sản phẩm hoặc dịch vụ công với cách thức đưa đến khách hàng
    2. Hạng mức chất lượng của bạn gì? Tìm ra nó!
    3. Quyết định cải thiện hạng mức chất lượng trên thị trường
    4. Một công ty có hạng mức chất lượng cao hơn cho phép họ tính tiền nhiều hơn, có được nhiều hơn, kiếm được nhiều hơn với lợi nhuận cao hơn và phát triển nhanh hơn.
  3. Có 4 mức độ dịch vụ khách hàng cho mọi công ty
    1. Khách hàng thỏa mãn – yêu cầu tối thiểu để tồn tại
    2. Vượt qua sự kỳ vọng của khách hàng – yêu cầu tối thiểu để phát triển
    3. Khách hàng mãn nguyện – mục tiêu của những con người hàng đầu và công ty hàng đầu
    4. Khách hàng phát sướng (amazement – rồ rại, điên lên về sung sướng, bất ngờ, vượt qua sự trông đợi, mãn nguyện) là chìa khóa để thành công nhanh và lợi nhuận
  4. Tập đoàn Disney có tiêu chuẩn dịch vụ là cao nhất trên thế giới. Khu vui chơi giải trí của Disney sử dụng từ DREAM – Ước mơ (Disney Resort Experience Are Magic – Trải nghiệm sự kỳ diều trong khu vui chơi giải trí của Disney)
    1. Làm thế nào để bạn và công ty tạo ra trải nghiệm “ước mơ”
  5. Có 4 mức độ của sản phẩm hoặc dịch vụ từ góc nhìn của khách hàng
    1. Sản phẩm chung chung – sản phẩm hoặc dịch vụ làm được những điều phải làm
    2. Sản phẩm hoặc dịch vụ kỳ vọng – viết ra những được kỳ vọng bởi khách hàng và quan trọng cho sự thỏa mãn của khách hàng
    3. Sản phẩm hoặc dịch vụ hài lòng – khi sự kỳ vọng của khách hàng được vượt qua bởi có những giá trị vượt qua kỳ vọng
    4. Sản phẩm và dịch vụ tiềm năng – chỉ giới hạn bởi trí tưởng tưởng của bạn. sản phẩm có những điểm và giá trị mà khách hàng không hoặc chưa hề nghĩ tới.
Nguyên tắc: Thành công trong cuộc sống (và trong kinh doanh) sẽ tỷ lệ thuận với điều bạn làm sau khi bạn đã làm những điều kỳ vọng được làm.
  1. Câu hỏi then chốt: Bạn muốn được khách hàng mô tả như thế nào? Từ chính xác mà họ sử dụng để mô tả bạn?
  2. Phát triển chiến lược dịch vụ khách hàng – quy trình
    1. Ai là khách hàng chính của bạn ngày nay? Ai sẽ là khách hàng của bạn trong tương lai?
    2. Kỳ vọng của họ vào chất lượng và dịch vụ của bạn như thế nào?
    3. Đưa ra tiêu chuẩn cho dịch vụ của bạn và công ty
    4. Ví dụ về chiến lược dịch vụ khách hàng bởi các công ty hàng đầu
                                                               i.      Domino’s Pizza – giao hàng trong 30 phút
                                                             ii.      Nordstrom. L.L Bean – 100% đảm bảo hài lòng
                                                            iii.      Một số công ty – hoàn thành trong vòng 24 h
                                                           iv.      Federal Express – “Tuyệt đối, qua một đêm”
    1. Đưa ra tiêu chuẩn bạn gần đạt đến và làm cho mọi người cam kết đạt được
    2. Nói với khách hàng về chuẩn mực dịch vụ của bạn và sống với nó.
  1. Khách hàng muốn gì? Giống như bạn muốn
    1. Thân thiện, vui vẻ
    2. Chính xác về dịch vụ, giao nhận, thanh toán
    3. Dễ dàng giao dịch, thuận tiện, không no lắng
    4. Phán ửng nhanh với vấn đề, phàn nàn
    5. Có giá trị, được thừa nhận, cảm thấy an toàn
  2. Ai là người quyết định chất lượng dịch vụ của bạn?
    1. Câu trả lời: Đối thủ của bạn! dịch vụ của họ là tối thiểu bạn cần vượt qua để chiến thắng và giữ chân khách hàng
  3. Khách hàng phàn nàn, không hài lòng? “thời điểm của sự thật”
    1. Khách hàng phàn nàn là không tránh khỏi. Chỉ có trả lời của bạn là sự lựa chọn
    2. Khách hàng phàn nàn là cơ hội – xây dựng sự trung thành của khách hàng
    3. Chiến lược? Lắng nghe rõ ràng . Đừng chống lại
    4. Đồng cảm: “Tôi hiểu chính xác điều bạn đang cảm thấy. Nếu tôi ở hoàn cảnh như bạn tôi cũng cảm nhận như vậy;”
    5. Xin lội – nói “tôi xin lỗi” hoặc “chúng tôi xin lỗi”
    6. Cung cấp giải pháp để giải quyết vấn đề ngay lập tức
    7. Bù đắp – làm điều gì đó thêm để bù đắp cho khách hàng
  4. Chiến lược dịch vụ khách hàng liên tục – liên tục hỏi khách hàng câu hỏi sau:
    1. Chúng ta đang làm gì?
    2. Chúng ta cần cải tiến điều gì?
    3. Họ kỳ vọng gì ở chúng ta
    4. Làm thế nào để cải thiện giá trị dịch vụ của chúng ta ngày nay?
Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Quyết định mức độ khách hàng hoàn hảo và bắt đầu thực hiện.
Nguyễn Phú Trung
Sống có Đức sẽ có Phúc
Biên soạn theo tài liệu Service Excellence của Brian Tracy