Monday, July 22, 2013

Công thức Bán hàng 5S - Tìm kiếm + Chia sẻ +



Công thức Bán hàng 5S
Sờ vào là ra doanh Số

Công việc bán hàng vừa đơn giản vừa phức tạp, đặc biệt là rất nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có khả năng để làm công việc này trở nên đơn giản và đầy niềm vui. Bạn hoàn toàn có thể đẩy mạnh doanh số khi bạn hiểu bán hàng là cuộc sống. Vì ai cũng phải bán hàng, có thể đó là thời gian, công sức, trí tuệ, ý tưởng hay sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, cho nên, càng hiểu được bản chất và có được quy trình bán hàng thì bạn sẽ cả niềm vui và sự trưởng thành. Trong bài viết này, quy trình bán hàng gồm có 5 bước và bắt đầu bằng mỗi chữ S: Seek (Tìm kiếm), Share (Chia sẻ), Solve (Giải quyết vấn đề), Serve (Phục vụ) và Satisfy).
“Công thức: Sale = Seek → Share → Solve → Serve → Satisfy”


Tìm kiếm (Seek)
Đầu tiên bạn sẽ bắt đầu với bước tìm kiếm khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm và có khả năng thanh toán. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện. Nếu không có khách hàng thì bạn chẳng biết bán cho ai. Những người bán hàng chuyên nghiệp thường có danh sách dài không kết thúc những người có tiềm năng sử dụng sản phẩm. Trong danh sách đó, họ liệt kê đầy đủ, tên, điện thoại, email, địa chỉ, hoặc đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 những người trong danh sách đó để có thể tiếp cận theo kế hoạch.

Trong trường hợp bạn chưa có danh sách nhưng trên tay bạn đã có sản phẩm hay dịch vụ rồi, thì bạn sẽ đặt câu hỏi? Ai là người quan tâm hay có nhu cầu sử dụng sản phẩm? Họ đang ở đâu? Họ là người như thế nào? Ai sẽ là người có vấn đề, bức xúc hay động lực để mua hàng nhiều nhất? Hãy viết ra các nhóm khách hàng có đặc điểm gần giống nhau để bạn có thể tiếp cận. Ví dụ bạn đang bán sản phẩm phần mềm thì bạn sẽ nhắm đến nhóm khách hàng doanh nghiệp. Trong khách hàng doanh nghiệp thì quá chung chung thì bạn nên chia thành các nhóm nhỏ hơn ví dụ doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, đào tạo, thương mại, ngân hàng hay bất động sản. Hoặc bạn có thể phân chia theo địa bàn, những doanh nghiệp gần nơi bạn đang làm việc để giảm thời gian khi tiếp xúc họ.

Công việc lập danh sách khách hàng sẽ quyết định 40 % kết quả bán hàng của bạn, nếu bạn không có đầu vào tốt, bạn không có danh sách khách hàng tốt thì những bước sau sẽ khó khăn. ngược lại nếu bạn lập danh sách nhiều về số lượng và tốt về chất lượng thì bạn giống như người nông dân đã có một mảnh đất rất tốt để canh tác  và vụ mùa sẽ thu hoạch cao hơn so với người nông dân canh tác ở mảnh đất cằn cỗi.  Nhưng, có danh sách khách hàng tốt không có nghĩa là bạn đã chắc chắn thành công và hiệu quả. Bởi vì nếu bạn không làm bước tiếp theo thì đó chỉ là bảng excel dữ liệu.

Chia sẻ (Share)
Nếu khách hàng của bạn là do công ty giới thiệu, hoặc họ chủ động tìm đến thì bạn có nên lập danh sách hay không? Câu trả lời là CÓ. Vì công ty mới chỉ cho bạn khách hàng tiềm năng, còn bạn cần chuyển hóa họ thành khách hàng trả tiền và hơn thế nữa trở thành khách hàng trung thành. Hơn thế nữa là khách hàng hâm mộ và mãn nguyện. Nhưng trước hệt, Bước tiếp theo của lập danh sách thì bạn cần chia sẻ thông tin. Bán hàng đơn giản là bạn chia sẻ thứ bạn  đang có. Tại sao tôi không nói là bạn cần phải trình bày, thuyết phục hay làm điều gì đó phức tạp? Bởi vì nếu bạn làm phức tạp thì bạn sẽ rất khó để thực hiện.

Bạn hãy nhớ  lại, nhiều lúc, với các sản phẩm hay dịch vụ rất tốt, rất chất lượng mà bạn được sử dụng, bạn sẽ nói chuyện về nó với bạn bè, bố mình, mẹ mình, hoặc vợ mình hoặc bạn gái của mình một  cách tự nhiên. Sự tự nhiên bắt đầu khi bạn có cảm xúc thật sự, bạn có tình yêu với những gì bạn đang bán.

Có nhiều bạn nói với tôi là tôi không thích sản phẩm đang bán thì có nghĩa là bạn phải thay đổi. Hoặc chính bạn hoặc sản phẩm đó. Tôi không khuyên bạn cố gắng bán những thứ vô giá trị cho khách hàng vì nếu bạn làm như vậy, luật nhân quả cũng không để bạn yên, bạn sẽ nhận được những thứ vô giá trị, hoặc bạn chẳng thể bán được vì chính bạn còn không thích nó.

Nhưng với trường hợp, trong cùng công ty, cùng bán sản phẩm dịch vụ giống nhau, cùng mức giá giống nhau, cùng chống lại sự cạnh tranh, cùng một thời điểm của thị trường, có người bán hàng bán top đầu bán được gấp 20 đến 30 lần doanh số so với người đứng ở nhóm đội sổ. Khi đó bạn phải đặt lại câu hỏi là bản thân mình đã thực sự hiểu, tin và tha thiết với thành công chưa?

Phần lớn những người bán hàng dẫn đầu doanh nghiệp họ rất thích, yêu và nhiều khi còn đam mê sản phẩm. Họ thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của sản phẩm và dịch vụ. họ muốn nhiều nhiều người dùng hơn nữa. họ muốn khách hàng trải nghiệm ngay lập tức những thứ họ đang bán. họ chắc  chắn về giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm của họ. Từ lời nói, ánh mắt, khuôn mặt của họ toát lên niềm tin về điều họ đang nói. Đó chính là chia sẻ.

Khi bạn chia sẻ với cảm xúc vui vẻ, khi bạn chia sẻ với niềm vui thì khách hàng sẽ cảm nhận điều đó hơn hết. nghiên cứu về tâm lý học xã hội cho thấy, 90% khách hàng quyết định bởi cảm xúc nhiều hơn là logic. Họ cảm nhận nhiều hơn là suy nghĩ. Họ tin tưởng vào người bán hàng trước khi tin tưởng vào sản phẩm.  Họ chưa biết sản phẩm, dịch vụ như thế nào cho đến khi họ sử dụng nó. Nhưng họ đang  nhìn bạn, nghe bạn, chạm vào bạn, ăn bạn, người bán hàng. Ai cũng có cơ chế phòng ngự trước các rủi ro, điều nguy hiểm, chính vì vậy cảm giác an toàn, tin cậy sẽ khiến khách hàng mua hàng từ bạn nhiều hơn là các tính năng mà bạn nói.

Tuy vậy, không phải ai cũng sẽ đồng ý, khách hàng luôn có băn khoăn, và có những người không nhận thấy giá trị của sản phẩm. Hoặc đối với họ, sản phẩm hay dịch vụ chưa có giá trị ngay lúc này. Họ chỉ mua nó khi nhận ra giá trị, thứ họ cần là đem lại cho họ lợi ích, niềm vui, điều họ mong muốn, giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. Đó là vấn đề mà người bán hàng phải đối mặt.
  • Chỉ ra cho khách hàng đâu là giá trị của sản phẩm?
  • Giá trị đó cần thiết với khách hàng như thế nào?
  • Cũng nhận giá trị như vậy, so với các sản phẩm hay dịch vụ tương tự thì sao?
  • Để mua được giá trị sử dụng, thì họ cần phải bỏ tiền. Vậy chứng minh để thấy giá trị nhận được lớn hơn nhiều so với số tiền họ phải bỏ ra như thế nào?
Đó là các câu hỏi hay còn gọi là vấn đề cần giải quyết. Nếu khách hàng có những vấn đề như trên thì đó mới là công việc của người bán hàng. Nếu họ không có vấn đề thì một là họ không phải là khách hàng, hoặc tình huống còn lại là không cần người bán hàng nữa vì sản phẩm quá tốt, dịch vụ quá tốt, giá quá hợp lý, mọi người đếu biết và hiểu nó rồi. Bao nhiêu % trường hợp như vậy xảy ra. Cực ít!
Như vậy, công việc trong bước 2 của quy trình 5 S là bạn cần chia sẻ. Bạn cần giới thiệu, bạn cần trình bày về thứ đang bán. Những hãy nhớ, cảm xúc tác động mạnh hơn logic. Cảm xúc có tính lây nhiễm. Nếu bạn yêu sản phẩm, người cạnh bạn cũng dễ bị lây tình yêu đó vì vậy hãy tâm tình, chia sẻ là cách tác động đến cảm xúc trong bán hàng.
 Có phải lúc nào bạn cũng nhận được sự đồng tình không? Khách hàng sẽ có vấn đề? Có bài toán cho bạn. Cách bạn giải quyết là cách bạn nhận được phẩn thưởng.

Còn nữa.....

1 comment:

  1. Bài viết thiết thực với cộng đồng đấy. Xin bổ sung một chút liên quan đếnKỹ năng bán hàng trực tiếp. chúc anh em sớm thành công nhé

    ReplyDelete