Sunday, April 8, 2012

Mục tiêu và Chỉ tiêu


Mục tiêu và chỉ tiêu
Mục tiêu không chỉ tuyệt đối cần thiết để khích lệ bản thân mà nó còn quan trọng để giữ chúng ta tỉnh táo” (Robert Schller)
Trước khi bạn làm điều gì đó, bạn phải làm điều gì khác trước. Trước khi bắt đầu đặt ra mục tiêu và các chỉ tiêu cho hoạt động bán hàng, bạn phải thực hiện phân tích sâu rộng về bản thân và công việc kinh doanh.
Khả năng viết ra mục tiêu kinh doanh và cá nhân một cách rõ ràng, đo lường được có thể mang lại tác động đến thành công hơn tất cả các kỹ năng khác.
Chỉ có 3% người trưởng thành đã viết ra mục tiêu và mọi người khác làm việc cho họ. 3% những người kiếm được nhiều nhất ở nước Mỹ kiếm được nhiều hơn tổng số của 90% còn lại. Trong tất cả các trường hợp, những người thành công nhất làm việc với các mục tiêu rõ ràng từng ngày một và bạn cũng thế.
Trong bài này bạn sẽ học
  • Làm thế nào để áp dụng mô hình GOSPA cho cuộc sống của bạn
  • Sự quan trọng của định hướng tương lai trong việc thiết lập mục tiêu
  • Sự quan trọng của mục tiêu tài chính trong tổ chức cuộc sống cá nhân
  • Làm thế nào để áp dụng Lý thuyết Wedge để đạt sự tự do tài chính
Khả năng đặt mục tiêu và tạo ra kế hoạch để thành đạt là “Kỹ năng gốc” của thành công. May mắn là, giống như các kỹ năng khác, nó có thể học được thông qua thực hành và lặp đi lặp lại
  1. Phân tích toàn bộ và chi tiết đi trước đặt mục tiêu và lập kế hoạch chiến lược cá nhân
    1. Bạn cần rõ ràng một cách tuyệt đối về tầm nhìn và giá trị của bạn để đặt ra mục tiêu đúng
    2. Bạn cần hiểu đầy đủ công ty và thế giới bạn đang làm và sống trước khi đặt ra mục tiêu
    3. Bạn cần có một ý tưởng rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm và giới hạn trước khi bạn đặt ra mục tiêu có thể đạt được
  2. Bạn có thể sử dụng mô hình GOSPA trong việc lập kế hoạch chiến lược như là một khung trong đó để tư duy cho rõ ràng và chính xác hơn
    1. Mục tiêu (Goals) – Là những kết quả cụ thể, đo lường được mà bạn muốn đạt được vào khi kết thúc quy trình. Ví dụ, một mức độ thu nhập và doanh số cụ thể là một mục tiêu
    2. Chỉ tiêu (Objectives) – Có những bước cụ thể trên nấc thang mà bạn cần phải đạt được để đi đến mục tiêu
    3. Chiến lược (Strategies) – Đó là những phương pháp tiếp cận khác nhau để giúp bạn đạt được mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể tìm khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại trực tiếp hoặc gửi thư trực tiếp. Bạn có thể bán qua điện thoại hoặc gọi điện cá nhân. Bạn có thể giao tiếp trực tiếp hoặc thông qua internet
    4. Kế hoạch (Plans) – Đó là những hành động cụ thể mà bạn muốn thực hiện chiến lược, để đạt được những chỉ tiêu đặt ra và tiến đến mục tiêu
    5. Hành động (Actions) – Đó là những hành động cụ thể mà bạn thực hiện mỗi ngày để hoàn thành kế hoạch và triển khai chiến lược.
  3. Mọi mục tiêu kinh doanh và bán hàng là mục tiêu tài chính
    1. Chúng cần phải đo lường được theo con số tài chính
    2. Chúng phải rõ ràng, cụ thể và được viết ra
    3. Chúng cần rõ ràng cho mọi người cho dù họ có đạt được hay không
  4. Bước khởi đầu của đặt mục tiêu là bạn quyết định chính xác nơi bạn muốn đến lúc nào đó trong tương lai
    1.   Bắt đầu bằng cách xác định chính xác bạn muốn kiếm được bao nhiêu trong mỗi năm trong vòng năm năm tiếp theo
    2. Xác định bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu, đầu tư hoặc tích lũy từ thu nhập trong khoảng thời gian đó.
    3. Xác định chính xác bạn muốn có tài sản là bao nhiêu vào cuối mỗi năm năm.
  5. Có lẽ phần quan trọng nhất của đạt được mục tiêu là lý do và sự thúc đẩy. Bạn phải quyết định tại sao bạn muốn mục tiêu đó tại bước đầu tiên
    1. Lý dó là động cơ cho quyết tâm thực hiện
    2. Bạn cần có những lý do nhìn thấy được, như để mua một căn nhà, một cái xe, một du thuyền hay một ngôi nhà di động
    3. Bạn cần có những lý do không nhìn thấy được, để mua những thứ cho gia đình, cải thiện phong cách sống, đi du lịch và tham gia các hoạt động khác
Nietzsche nói “Bạn có thể làm được mọi điều nếu bạn có lý do đủ lớn”
  1. Chia nhỏ mục tiêu hàng năm của bạn thành những phần nhỏ dễ làm để bạn có thể dễ dàng hơn đạt đến chúng
    1. Xác định bạn muốn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng và viết nó ra
    2. Xác định bạn muốn kiếm được bao nhiêu mỗi tuần và viết nó ra
    3. Xác định bạn muốn kiếm mỗi ngày bao nhiêu
    4. Xác định bạn muốn kiếm bao nhiêu mỗi giờ, và sử dụng “tỷ lệ theo giờ” để xác định và định hướng hoạt động bán hàng
  2. Kế hoạch trả thưởng của công ty được thiết kế để thúc đẩy nhân viên bán hàng bán được nhiều sản phẩm với lợi nhuận cao nhất
    1. Công việc đầu tiên là hiểu chế độ trả thưởng của công ty, và điều công ty bạn muốn đạt đến với sự kết hợp của lương cứng và hoa hồng
    2. Công việc cá nhân xác định bạn muốn bao nhiêu để tối đa hóa thu nhập và kiếm được nhiều nhất bằng cách sử dụng chế độ trả thưởng của công ty
    3. Đó là cách tiếp cận “Thắng – Thắng” cho cả bạn và công ty
  3. Khi bạn đã xác định được bạn muốn kiếm bao nhiêu trong một khoảng thời gian cụ thể, bạn sau đó sẽ xác định được mức độ doanh số bạn sẽ cần phải kiếm được và số tiền là bao nhiêu
    1. Dựa trên chế độ trả thưởng của công ty, bạn phải bán bao nhiêu mỗi năm để đạt được mục tiêu tài chính hàng năm của bạn?
    2. Bạn phải bán được bao nhiêu mỗi tháng, mỗi tuần và mỗi ngày?
    3. Bao nhiêu cuộc gọi mỗi ngày bạn phải thực hiện để đạt được doanh số?
    4. Mức độ doanh số trung bình  của mỗi thương vụ bạn sẽ tạo ra?
    5. Bằng cách kiểm soát số lượng danh sách liên hệ bạn có, bạn cuối cùng kiểm soát được mức độ doanh số và thu nhập hàng năm
  4. Thực hành kỹ thuật “quay trở về từ tương lai” trong mọi lĩnh vực của đặt mục tiêu
    1. Bắt đầu với kết thúc trong suy nghĩ – Phóng chiếu về thời điểm cuối năm và sau đó quay trở về hiện tại
    2. Bạn sẽ phải làm gì, bắt đầu ngày hôm nay, để đạt được mục tiêu doanh số lâu dài?
    3. Bước đầu tiên bạn cần phải thực hiện ngay bây giờ để đạt được mục tiêu lâu dài
  5. Mục tiêu tài chính cuối cùng trong công việc của bạn là đạt được sự tự do về tài chính
    1. Bạn càng sớm đặt mục tiêu tự do tài chính, thì bạn càng nhanh đạt đến nó
    2. Xác định số lượng bạn cần phải tiết kiệm và đầu tư trước khi có được sự tự do tài chính
    3. Viết ra những mục tiêu tự do tài chính trên giấy, đưa ra thời hạn, lập kế hoạch và làm việc suốt sự nghiệp của bạn
  6. Chìa khóa của tự do tài chính rất đơn giản: vi phạm nguyên tắc Parkinson trong suốt sự nghiệp của bạn
    1. Nguyên tắc Parkinson phát biểu như sau, “chi phí luôn tăng bằng thu nhập”. Điều đó có nghĩa, không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, nếu bạn không xác định là đủ, bạn sẽ tiêu hết và chỉ còn một chút nhỏ còn lại.
    2. Thực tập “Lý thuyết Wedge” của tự do tài chính. Nỗ lực để tạo khoảng cách ngày càng xa giữa thu nhập được cao lên nhưng chi phí giảm đi
    3. Kể từ ngày hôm nay, cố gắng tiết kiệm 50% phần thu nhập tăng lên của bạn. Bạn sử dụng 50% còn lại để cải thiện phong cách sống
    4. Nếu bạn kỷ luật trong việc tiết kiệm 50% thu nhập và đầu tư số tiền đó thật cẩn thận, bạn sẽ dần dần đến sự tự do tài chính
  7. Nguyên tắc đầu tiên của độc lập tài chính luôn luôn giống nhau: “Tiết kiệm cho bạn trước hết”
    1. Đặt một khoản thu nhập của bạn để tiết kiệm
    2. Tiết kiệm những phần thu nhập là việc đầu tiên, đặt nó sang một bên, và không bao giờ tiêu nó trừ khi dành cho sự phát triển và đầu tư
    3. Bằng cách tiết kiệm 10% thu nhập trong suốt cuộc sống làm việc, bạn sẽ trở nên giàu có
    4. Nếu bạn tiết kiệm mỗi tháng 100$, từ 20 đến 65 tuổi, và đầu tư với lãi suất 10%, bạn sẽ có được $,1,116,000 khi bạn nghỉ hưu
  8. Nếu bạn đang trong nợ nần hoặc không thể tiết kiệm được 10% thu nhập, đưa ra mục tiêu, thực hiện kế hoạch và bắt đầu tiết kiệm 1% thu nhập của bạn mỗi tháng
    1. Tiết kiệm 1% và sống bằng 99% thu nhập cho đến khi bạn hoàn toàn cân bằng và thoải mái với nó.
    2. Sau đó tiết kiệm 2% và sống thoải mái với 98%
    3. Trong vài năm, thu nhập của bạn tăng cao, và bạn sống thoải mái với 80% thu nhập trong khi bạn tiết kiệm 20% thu nhập còn lại
    4. Bằng cách tiết kiệm 20% thu nhập, từng năm, bạn sẽ dần dần tiến đến tự do tài chính.
  9. Rất nhiều triệu phú tay trắng làm lên, những người bắt đầu với không có gì và trở nên giàu có được nghiên cứu và phỏng vấn
    1. Những triệu phú tự thân thực tập việc tiết kiệm trong các vấn đề tài chính của họ cho đến khi họ trở thành giàu có
    2. Những triệu phú tự thân; họ không bao giờ chi tiền vào xe đắt tiền, quần áo, đồng hồ hoặc các kỳ nghỉ. Họ tiết kiệm
    3. Trọng tâm vào việc tự do tài chính là nền mòng cho mọi kế hoạch tài chính của bạn
Những người có mực tiêu đạt được gấp 10 lần so với những người không có. Khi bạn có được mục tiêu rõ ràng, được viết ra, và cụ thể với số tiền bạn muốn kiếm, số lượng tiền bạn sẽ tích lũy, và mức độ doanh số bạn cần đạt để kiếm được số tiền đó, bạn sẽ vượt trước những người không có mục tiêu được viết ra.

Nguyễn Phú Trung
Biên soạn dựa theo tài liệu Goal and Objectives của Brain Tracy

No comments:

Post a Comment