Thursday, March 14, 2013

vâng lời


VÂNG LỜI

Những buổi nói chuyện của Bankei không những chỉ có những Thiền sinh mà còn có cả những người thuộc các cấp bậc và các môn phái khác theo dõi. 
Bankei không bao giờ trưng dẫn kinh điển hay đắm mình trong các cuộc tranh luận có tính cách học giả; cho nên những lời Bankei nói ra, đều trực tiếp từ tâm hồn của ông đến những kẻ lắng nghe ông nói. 
Số cử tọa đông đảo của Bankei khiến một tu sĩ môn phái Nichuen nổi giận, bởi vì những đệ tử của ông bỏ ông để theo nghe Bankei giảng Thiền. 
Tu sĩ Nichuen này bèn đến Thiền viện của Bankei với tư tâm định tranh luận cùng Bankei. Tu sĩ kêu lên “Này Thiền sư. Xin chờ một chút. Bất cứ ai kính trọng ông cũng nghe theo lời ông cả. Nhưng một người như tôi đây không kính trọng ông đâu. Làm sao ông có thể khiến tôi vâng lời ông được.”
Bankei nói “Hãy đến đây, tôi sẽ chỉ cho anh thấy.” 
Một cách kiêu hãnh, tu sĩ xô vẹt đám đông để lấy đường đến Bankei. 
Bankei mỉm cười “Hãy qua bên trái tôi.”Tu sĩ vâng lời. 
Bankei nói “Không, nếu anh sang bên phải tôi, thì chúng ta có thể nói chuyện hay hơn. hãy bước sang đây.” Tu sĩ kiêu hãnh bước qua bên phải Bankei. Bankei nói “Anh thấy không. Anh đang nghe theo lời tôi và tôi nghĩ rằng anh là một người rất hiền ngoan. Bây giờ anh hãy ngồi xuống đó nghe đi.”
Nguồn : Góp nhặt cát đá

Lời bàn
Học thiền giúp bạn có sự đáp ứng, đối với tình huống không có trong sách vở, không được chuẩn bị trước thì các học giả, diễn giả thường lúng túng. Nhưng với các thiền sư họ đáp ứng với từng khoảng khắc và sáng tạo. Thông minh và sáng suốt là hệ quả tất yếu của thiền.
Vâng lời, bỏ cái tôi để lắng nghe, kính trọng người khác là điều quan trọng đầu tiên để học hỏi và trưởng thành. Người đệ tử khi cởi mở, buông bỏ bản thân để theo thầy tức là họ cho rằng cái ý mình, suy nghĩ của mình không còn quan trọng nữa. Hãy để thầy làm việc.

Câu chuyện thiền khác
Thiền - oh thế àh
Than là kim cương

Tìm hiểu về thiền và học hỏi từ thiền phái trúc lâm yên tử

No comments:

Post a Comment