Làm thế nào để xây dựng bí quyết bán hàng
Rèn luyện hàng ngày - thành công sẽ đến
Xây dựng lời thoại và nâng cấp lên trở thành bí quyết bán hàng của bạn là một dự án quan trọng. Giống
như bạn đang tạo ra một cẩm nang, hay bí quyết hành nghề mà bạn có thể sử dụng
làm hành trang trong suốt con đường bán hàng. Chỉ có 1/1000 người mới quan tâm đến việc xây dựng cẩm nang bán hàng. Nếu bạn trân trọng sự nghiệp bán hàng như là sứ mệnh như là cuộc chơi bạn phải phải và phải chiến thắng thì bạn nên đầu tư cho nó ít nhất 1h/tuần để viết ra những gì bạn gặp phải và cách xử lý thế nào cho tốt nhất. Đó là hệ thống hóa cách thức trả lời, xử lý từ chối, hay viết ra những kinh nghiệm bán hàng của bản thân. Sau đây là một số chiến lược để xây dựng cuốn "kỳ thư
bán hàng" cho chính cuộc đời bạn.
1.
Nếu ai đó không trở thành khách hàng của bạn,
hãy hỏi họ tại sao?
Bất kỳ khách
hàng nào không mua sản phẩm của bạn, bạn hãy hỏi họ lý do tại sao. Thay vì bạn
buồn bã với quyết định của khách hàng là họ không mua, bạn có thể biến đó trở
thành cơ hội để học hỏi hơn về khách hàng. Quan trọng nhất là bạn nhờ họ giúp đỡ,
để họ chia sẻ lý do khiến cho họ không mua, qua đó bạn xây dựng được cách trả lời,
tìm hiểu được nguyên nhân đằng sau lời từ chối.
2.
Nếu bạn nghe câu phản đối mới. Đó có nghĩa
là đến lúc bạn viết lời thoại mới
Phần lớn những
người bán hàng đều nghe cùng 15 – 18 lời từ chối lặp đi lặp lại. “Có thể là giá
quá cao”. “Tôi bận lắm” . “tôi không quan tâm”. Một khi bạn có được kỹ năng để
giải quyết 15 đến 18 loại phản đối này, bạn sẽ có tỷ lệ cao để chuyển khách
hàng tiềm năng thành người mua hàng. Khi đó gặp gỡ khách hàng sẽ trở nên đơn giản
hơn, ít căng thẳng hơn vì bạn có được phần thuyết trình đầy thuyết phục và câu
trả lời tuyệt vời cho tất cả những sự băn khoăn và phản đối. Nếu có bất cứ lời
phản đối nào mới, hãy tiếp tục viết lời thoại cho nó.
3.
Không có phản đối nào khiến bạn sợ hãi
Phần lớn người
bán hàng chỉ dành rất ít thời gian làm việc. Thời gian làm việc chỉ được tính
khi bạn gặp gỡ, trao đổi thông tin, tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Lý do khiến
cho phần lớn người bán hàng sợ các lời từ chối, nên họ không dám gọi điện thoại,
tư vấn, hay chốt hợp đồng. Bạn hãy nghĩ mỗi lần gặp khách hàng thì cơ hội của bạn
sẽ cao hơn chuyện ngồi ở văn phòng để chát chít, tán phét với đồng nghiệp, thay
vào đó, viết lời thoại, thực tập nó, ứng dụng nó vào thực tế bạn sẽ thấy tự tin
hơn và giống như bạn đã làm bài tập ở nhà, bạn gặp khách hàng với đầy sự chuẩn
bị, sự khôn ngoan các lời thoại đã được nằm trong đầu bạn sẽ giúp bạn không còn
gì để sợ hãi.
4.
Thực hiện việc thu thập dữ liệu một cách
chính thống
Bạn có thể thu
thập dữ liệu về lời thoại, hoặc các vấn đề mà những người bán hàng hay gặp phải.
Làm cuộc phỏng vấn với những người bán hàng, từ trung bình đến xuất sắc, hỏi họ
xem họ gặp những phản đối gì? Họ xử lý như thế nào? Bạn liệt kê ra tất cả những
phản đối mà bị ghét nhất ra và tìm cách viết lời thoại để trả lời.
5.
Sức mạnh của mang phản đối sớm trong cuộc
giao tiếp bán hàng
Bài kiểm tra lớn
cho sự tự tin của bạn như người bán hàngchuyên nghiệp là điểm mà bạn sẵn sàng đưa ra phản đối hoặc băn khoăn trước.
Bạn nói với khách hàng về sự băn khoăn mà họ có thể hỏi trước khi họ đưa ra. Điều
này thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của bạn trước khách hàng, đôi khi nó sẽ giúp bạn
dập tặt được sự phản đối của khách hàng trước khi nó nhen nhóm. Vì khách hàng có thể nhớ đến cách họ đã hạ
người bán hàng gần đây nhất bằng lời từ chối nào. Khi bạn đã mang lời từ chối
đó ra trước, bạn thể hiện rằng bạn tuyệt đối không sợ và thực tế bạn sử dụng lời
từ chối của khách hàng trở thành lý do khiến họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Đột nhiên khách hàng mất đi sự vui sướng trong việc phản đối.
Nếu bạn sử dụng
lời thoại, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu khách hàng nói “ồ, đó không phải là điều
băn khoăn của tôi. Tôi quan tâm đến việc ….. hơn”. Tại điểm đó, khách hàng
thích mang ra những băn khoăn và phản đối còn lại. Đôi khi, một số phản đối đầu
tiên được đưa ra để tạo ra một là chắn để vùi đập sự tự tin và kiểm tra độ vững
vàng của bạn. Một khi bạn sử dụng các lời thoại mạnh mẽ để loại bỏ các phản đối,
bạn có thể tập trung vào những băn khoăn thực sự của họ. Như vậy, nếu khách hàng không đặt ra câu hỏi quan trọng
nhất, bạn nên là người đặt ra.
6.
Đừng đọc từ quyển sách về lời thoại của bạn
Chúng tôi thường
khuyên là không nên đọc từ “cẩm nang lời thoại” của bạn. Bạn hãy sử dụng nó một
cách tự nhiên. Trước khi bạn gặp khách hàng, bạn có thể ôn lại đôi chút, hãy để
nó trở thành một phần trong bạn, đừng chỉ học thuộc lòng mà làm sao để nó ngấm
vào xương thịt của bạn. Để việc sử dụng lời thoại mang cảm xúc, ngẫu hứng chứ
không phải là giống như một con vẹt, kêu đi kêu lại một câu.
Đừng để đến khi
gặp khách hàng một đối một, khách hàng đưa ra cho bạn một câu hỏi quá khó. Bạn
nói “đợi tôi một chút, để tôi giở sách ’. Bạn có thể mang cẩm nang đó sát bên
mình, trong túi, hay máy tính sách tay, nhưng khi gặp khách hàng bạn phải sử dụng
nó một cách tự nhiên và không máy móc. Sử dụng 10 phút để xem lại trước mỗi cuộc
gặp bán hàng, bạn ôn lại những điều bạn được học, được ghi chép và biến nó
thành của mình.
Rất nhiều công
ty thích thuê ngoài. Có công ty thuê ngoài cả sản xuất, kế toán, các phần mà họ
không cần quá chú trọng, tuy nhiên họ không thể thuê ngoài khả năng thuyết phục
của họ, khả năng bán hàng của họ. Do đó,
bạn cần thực sự rèn luyện khả năng thuyết phục để nó trở thành công cụ đi theo
bạn bất cứ nơi đâu trong hành trình bán hàng.
7.
Có tối thiểu 20 câu trả lời cho mỗi phản đối
chính
Mỗi câu phản đối
có nhiều cách trả lời. Tại sao bạn lại cần tối thiểu 20 câu trả lời cho mỗi phản
đối. Những người bán hàng trung bình chỉ có 3 đến 5 câu trả lời, nhưng nếu bạn
muốn trở thành triệu phú bán hàng thì bạn cần có 20 đến 30 câu. Mỗi khách hàng
sẽ thuộc các dạng nghề nghiệp, tính cách, vị trí khác nhau. Câu trả lời này có
thể hạ được khách hàng này, nhưng không đánh bại được khách hàng khác. Họ thuộc
lĩnh vực khác, trình độ học vấn khác, kinh nghiệm cuộc sống khác. Đó là lý do
chính để bạn bổ sung 20 phương án cho mỗi tình huống gắn với các đối tượng khác
nhau.
8.
Ghi âm lại những phần thuyết trình của bạn
Để thực sự
thành công trong bán hàng, bạn cần đánh giá khả năng thuyết trình của mình. Hãy
ghi âm lại các câu nói, câu chuyện, phần giao tiếp của bạn khi bán hàng. Những
lời nói, từ ngữ, hành vi của bạn nên được sửa chữa, hiệu chỉnh để nó trở thành
chuyên nghiệp, tác động cao hơn. Việc ghi chép, ghi âm, ghi hình sẽ là dữ liệu
quan trọng để bạn cải thiện kỹ năng.
Tóm lại, nếu bạn
tạo ra được các lời thoại có tính thuyết phục càng cao thì bạn sẽ bán được càng
nhiều hàng. Ngôn từ sẽ khiến bạn giàu –
nếu bạn sử dụng đúng từ và biết cách truyền đạt nó để tạo ra tác động tối đa.
Chúc bạn có Sức mạnh bán hàng tuyệt đối
No comments:
Post a Comment