Friday, December 21, 2012

5 "bệnh" hay gặp ở người bán hàng mà tôi thấy (PI)



5 “bệnh” hay gặp ở người bán hàng mà tôi thấy
www.daybanhang.net giúp người bán hàng nhân đôi doanh số

Trong quá trình tiếp xúc với hàng trăm người bán hàng, quản lý, đào tạo và làm việc với những người bán hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: bất động sản, đào tạo, hàng tiêu dùng, kinh doanh theo mạng , vv…. Tôi thấy có 5 nhóm “bệnh” thường gặp. Mắc phải một trong 5 nhóm bệnh này  khiến người bán hàng suy giảm doanh số, thất vọng, chán trường. Nếu bạn mắc phải 1 hoặc nhiều hơn, tôi mời bạn đến tham dự chương trình chạy chữa miễn phí tại đây

Bệnh # 1: Năng lượng
Bán hàng đòi hỏi năng lượng cao. Những người bán hàng có năng lượng cao sẽ có tinh thần phấn chấn, hồ hởi. Họ tác động được cảm xúc của khách hàng. Gặp một người nhiệt huyết, vui vẻ bạn cảm thấy thế nào? Ít nhất bạn sẽ chú ý đến lời họ nói, cách họ đi, cách họ bắt tay, cách họ thể hiện bản thân. Ngược lại, nhìn thấy một người đang kêu ca, đau đớn, quằn quại, thoi thóp thở thì bạn  đoán đó là người đang nằm trên giường bệnh. Người bán hàng có năng lượng thấp sẽ giống như bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh cho dù họ có đi lại, gặp gỡ khách hàng nhưng họ đang ‘ốm’, nghĩa là doanh số đang thấp và đi xuống.
Hơn thế nữa, năng lượng thấp còn dễ lan tỏa ra xung quanh. Triệu chứng của năng lượng thấp là bao biện, đổ lỗi, giải thích vừa gây mất đoàn kết vừa tốn kém về thời gian. Khi không bán được hàng, họ không nhận trách nhiệm về bản thân mà  còn nói là do sản phẩm, dịch vụ không tốt, khách hàng chê cái này cái kia. Người có năng lượng thấp dễ bắt sóng với người cùng tần số.  Họ cùng nhau bàn bạc, tranh luận về những khó khăn và đưa ra kết quả nghiên cứu rất hợp lý  là không bán được hàng.
Quản lý bán hàng, hay chủ doanh nghiệp cần làm nhiệm vụ quản lý năng lượng của đội nhóm. Khi điện hết thì mọi thứ sẽ tối om. Khi đội ngũ bán hàng mất tinh thần thì doanh số đi xuống. Do đó, nhiệm vụ cấp điện và bơm điện cho hệ thống bán hàng là  việc của nhà quản lý và chủ doanh nghiệp.
Bệnh #2: Quy trình
Phần lớn người bán hàng thiếu phương pháp bán hàng. Họ không hề nhận biết là bán hàng có công thức, quy trình, phương pháp và trình tự được sắp xếp dưới một hệ thống để đảm bảo kết quả đầu ra. Hệ thống ở mức độ doanh nghiệp mang ý nghĩa rộng hơn. Bao gồm từ tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, sản xuất, phân phối. Hệ thống ở góc độ cá nhân người bán hàng bao gồm các bước từ việc tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc, trình bày, xử lý từ chối, chốt hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Nếu bạn xây dựng được hệ thống cho bản thân mình để làm việc lặp đi lặp lại sẽ tạo ra kết quả ổn định.
Không có quy trình sẽ khiến tốn kém nhiều tiền của, công sức, thời gian. Giống như người múa may võ vẽ mà chẳng có chiêu thức. Họ làm việc với sự thiếu tổ chức, thiếu trật tự, ngẫu hứng sẽ làm kết quả  lúc có, lúc không. Có kết quả cũng không biết vì sao nhưng không có kết quả cũng không biết vì sao? Không tìm được nguyên nhân để khắc phục sự cố. Tình trạng nếu cứ tiếp tục diễn ra  thì điều như sau là chắc chắn sẽ đến: Doanh số hạ cánh
Hệ thống bao gồm phương pháp, quy trình, trình tự và các quy tắc nhằm đảm bảo người bán hàng thực hiện một cách ổn định và  thu được kết quả tối ưu. Thực hiện theo quy trình sẽ dễ dàng hơn để đánh giá  điểm yếu kém giúp sửa chửa, cải tiến. Giá trị của quy trình là tăng năng suất và giúp đảm bảo kết quả ổn định, xác định được thao tác cần chỉnh sửa để nâng cao hiệu quả.

Tiếp theo 3 bệnh còn lại Phần II

No comments:

Post a Comment