5 “bệnh” hay gặp ở người bán hàng mà tôi thấy
www.daybanhang.net giúp người bán hàng nhân
đôi doanh số
Bệnh #3: Tập trung
Khi công ty có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, thì người bán
hàng vấp phải khó khăn là rối rắm. Khách hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, dễ
thay đổi. Nếu người bán hàng không định vị chính xác được sản phẩm, dịch vụ của
mình cho đối tượng khách hàng mục tiêu nào thì họ sẽ gặp nhiều thất bại hơn
thành công. Cho dù bao biện “thất bại là mẹ thành công” tuy nhiên nếu xác định
nhầm đối tượng, biết rằng cách làm không đúng mà vẫn tiếp tục làm theo là không
hiểu biết.
Người bán hàng cần biết
tập trung. Chính sự tập trung tạo
thêm năng lượng. Đầu tiên là tập trung vào mục tiêu. Cần xác định Rõ Ràng mục
tiêu cụ thể cho từng năm, từng tháng, từng tuần và từng ngày. Khi xác định được
rõ mục tiêu từng ngày cơ hội để hoàn thành cao hơn và nhanh chóng đánh giá được
mức độ hiệu quả công việc.
Thứ hai là tập trung
vào hành động để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu là một kết quả. Để tạo ra kết
quả thì cần hành động. Hành động giống
như hạt giống còn kết quả là hoa trái. Không kiểm soát được cây có ra hoa
trái hay không nhưng có thể kiểm soát được bạn trồng cây gì và chăm sóc nó như
thế nào? Tương tự, không kiểm soát được khách hàng có mua hàng hay không, nhưng
kiểm soát được cách bạn gọi điện thoại, tiếp xúc, trình bày với họ như thế nào?
Thứ ba là tập trung
vào kế hoạch. Để thành công lớn thì cần có một kế hoạch dài. Giống như việc
xác định lộ trình đi từ A đến B, trên lộ
trình đó sẽ có các cột mốc chính để xác định được đã đi bao xa và hiệu chỉnh
cách đi: hoặc tăng tốc, hoặc giảm tốc, hoặc rẽ phải, hoặc rẽ trái, đôi khi cần
tránh né hoặc vượt qua các vật cản trên đường. Đường thẳng chưa chắc đã là con đường nhanh nhất. Do đó trước khi bắt
đầu công việc bán hàng, cần xác định kế hoạch bán hàng của mình một cách rõ
ràng, vạch ra các chỉ tiêu cho từng tuần, từng ngày để bám sát và hiệu chỉnh.
Ví dụ trung bình cần 5 cuộc gọi để có một khách hàng. Nếu Ngày 1 bạn gọi được 3
cuộc thì Ngày 2 bạn cần phải gọi bù là 7 cuộc để đảm bảo số lượng đã đề ra nhằm
hoàn thành chỉ tiêu từng tuần là 25 cuộc gọi. Bạn có thể thua ở một trận nhưng vẫn thắng cả cuộc chiến là được.
Do đó, cần tập trung vào kế hoạch đó là tấm bản đồ để bạn xác định được đi đến
đâu, mất bao lâu và đảm bảo được thời gian và nguồn lực cần thiết cho việc hoàn
thành.
Tập trung vào các
nguyên nhân tạo ra kết quả. Để khách hàng mua hàng cần tập trung vào các lý
do cơ bản khiến họ mua hàng. Khách hàng không đơn thuần mua hàng vì giá rẻ, hay
sản phẩm tốt. Mà họ mua hàng vì nhiều lý do, nhu cầu khác nhau. Mỗi khách hàng
sẽ có những ưu tiên nhất định, có người thích bảo hành lâu, thích người bán
hàng quan tâm, thích thương hiệu, vvv… nắm chắc được nhu cầu, động cơ mua hàng
là việc rất quan trọng để thành công trong bán hàng. Ngoài ra, khách hàng mua
hàng còn phụ thuộc vào những giá trị khác mà bạn làm cho họ. Vì vậy, bạn cần tạo
ra những giá trị cộng thêm lớn để khách hàng cảm nhận là họ thu được nhiều hơn
những gì họ bỏ ra.
Bệnh # 4: Kiến thức
Kiến thức sâu và rộng là lợi thế của người bán hàng dẫn đầu.
Khi gặp gỡ, nói chuyện với khách hàng họ cần nhiều thông tin khác ngoài thông
tin về sản phẩm hay dịch vụ. Họ có nhu cầu thông tin, kiến thức ngoài như chăm
sóc sức khỏe, gia đình, chính trị, xã hội, công nghệ, hoặc các kiến thức bổ
sung. Ví dụ, nếu bạn đang môi giới bất động sản bạn lại học được thêm kiến thức
về xây dựng, kiến trúc, hay phong thủy thì bạn sẽ lợi thế hơn người môi giới
không có loại kiến thức đó. Nếu bạn tích lũy được nhiều kiến thức rộng để đáp ứng
nhu cầu thông tin của khách hàng thì bạn đã tạo ra giá trị cộng thêm.
Bạn cần kiến thức về thị trường. Những phân tích và thông tin bối
cảnh vĩ mô về kinh tế, chính trị, xã hội, thị trường, giá cả, hay các biến động
sẽ làm cho câu chuyện với khách hàng trở nên phong phú và lôi cuốn hơn. Những
người bán hàng dẫn đầu định vị họ là chuyên gia, là nhà tư vấn, họ đem đến đa dạng thông tin về kiến thức rộng và sâu về
thị trường giúp chinh phục khách hàng nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn cần kiến
thức về đối thủ. Những điểm mạnh, điểm yếu, chiến dịch mà họ đang thực hiện.
Để bắt được sự quan tâm và ‘tóm’ được đồng tiền của
khách hàng, bạn không chỉ hiểu bạn đang bán gì mà còn cần hiểu những ai khác
đang bán và họ bán như thế nào? Kiến thức này quan trọng để xử lý các tình huống
từ chối mà khách hàng đưa ra hoặc bạn nắm được đường đi nước bước của đối thủ cạnh
tranh sẽ khiến bạn chủ động trả lời hay phản công khi gặp các tình huống phải
so sánh và giúp khách hàng ra quyết định.
Đôi lúc, bạn hiểu được
đối thủ để có thể hợp tác với họ. Đối thủ cũng giống như bạn, họ cũng muốn
kiếm tiền, nhưng họ cũng gặp những khách hàng không phù hợp và bạn cũng thế. Tuy nhiên cả hai có thể cùng chia sẻ với nhau
để giới thiệu cho nhau sẽ không tạo ra cuộc đấu đẫm máu mà nhiều khi còn có
thêm người bạn để cùng nhau chiến thắng. Đó là tâm thế của người bán hàng dẫn đầu:
Biến
đối thủ thành đối tác.
Kiến thức phụ trợ việc
bán hàng cũng giúp bạn có lợi thế lớn. Nếu bạn chỉ xác định bạn là người
bán hàng đơn thuần, giới thiệu sản phẩm, chốt giao dịch vv.. thì không có gì để
nói. Nhưng nếu bạn xác định là người dẫn đầu, bạn sẽ tư duy ở cấp độ rộng hơn.
Bạn có thể học hỏi thêm các kiến thức về tiếp thị, công nghệ, phần mềm. Học
cách sử dụng các công cụ mới sẽ làm nâng hiệu quả công việc lên nhanh chóng. Ví
dụ công ty của bạn chưa có cách bán trên internet, nhưng bạn lại chủ động tạo
ra được kênh bán hàng qua Facebook, qua Blogspot, Youtube,v.v. bạn có cơ hội tạo
ra nhiều mối quan hệ mới và khách hàng tiềm năng mới. Sự khác biệt nhỏ nhiều khi đem lại kết quả lớn.
Bệnh #5: Phẩm chất
Người bán hàng không có phẩm chất tốt gây tác hại nghiêm trọng
cho doanh nghiệp. Họ nói quá tác dụng của sản phẩm, dịch vụ. Họ gây ác cảm đánh
mất đi sự tin tưởng của khách hàng. Trong thâm tâm chỉ muốn kiếm lợi và hoa hồng
sẽ khiến khách hàng nhìn thấy sự tham lam, ích kỷ của họ sẽ làm xấu đi hình ảnh
của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Phẩm chất liên quan đến tính cách và đạo đức nghề nghiệp. Phẩm
chất kém mang lại tổn thất lớn không lường nổi. Câu chuyện gặp phải như sau. Công
ty tuyển được quản lý bán hàng rất giỏi. Anh ta nói năng, tư vấn rất chuyên
nghiệp, xây dựng kế hoạch bán hàng và học hỏi được nhiều bí quyết về cách làm,
phương thức và những bí quyết cụ thể về sản phẩm, dịch vụ. Anh ta chăm chỉ lưu trữ đầy đủ cơ sở dữ liệu
khách hàng. Nhưng khi dự án đang chuẩn bị triển khai ra thị trường. Anh ta đột
ngột xin nghỉ việc và mang toàn bộ cơ sở dữ liệu khách hàng, quy trình công việc
ra ngoài để làm riêng. Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạnh khó khăn nào? Chi phí
sẽ phải trả gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba vì phải tìm người thay thế, chuẩn bị đối
phó với cạnh tranh và tổn thương về niềm tin trong nội bộ. Bạn nghĩ điều đó có
đúng không?
Phẩm chất chính trực, trung thực, kiên trì, kiên cường, vv…
là một trong những phẩm chất hàng đầu để người bán hàng thành công. Không có phẩm chất tốt sẽ tiến không xa.
Tóm lại, bán hàng là nghề dễ để tham gia nhưng khó để thành
công. Tuy nhiên, mọi việc đều có cách, mọi bài toán đều có lời giải. Chỉ cần bạn
muốn tìm kiếm nó. Người bán hàng rất quan trọng cho thành công của mọi tổ chức
doanh nghiệp, mọi tổ chức. Nhiệm vụ và trọng trách vô cùng lớn cho sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Tôi cầu mong cho những người bán hàng luôn quyết
tâm, nghị lực và học hỏi thêm để mang đến vinh quanh và thành tựu cho tổ chức đang
làm việc. Hẹn gặp bạn ở khóa học giúp người bán hàng nhân đôi doanh số SỨC
MẠNH BÁN HÀNG TUYỆT ĐỐI (Nếu khóa học đã tổ chức rồi thì tôi thành thật xin lỗi bạn).
No comments:
Post a Comment